CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
4.2. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với hình tƣợng thơ thể hiện
4.2.4. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh hạt giống, cây mầm
Thơ Thanh Thảo nói nhiều về chuyện hy sinh, sống chết, không nói nhiều về bình yên, hạnh phúc xong đằng sau những câu chuyện về mặt trái của tấm huân chương, Thanh Thảo đặt nhiều khát vọng về tương lai, dành tình cảm đặc biệt đối với trẻ thơ-những tâm hồn bé nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh. Với hình ảnh hạt giống mầm cây-hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ và trường ca Thanh Thảo như một điểm nhấn về khát vọng hoà bình và gửi gắm nhiều hy vọng vào tương lai của nhà thơ.
Hình ảnh nụ mầm tươi đẹp còn hiện hình trong ý nghĩa biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta-một dân tộc trải qua bao thăng trầm mà vẫn giữ vững được độc lập, tự do, giữ vững được bản sắc dân tộc. Không những gắng gượng vượt qua những vết thương khó lành mà còn dâng cho đời những mầm nụ xanh tươi:
“B.52 thuốc khai quang chúng làm sao huỷ diệt cây trâm bầu bị chặt đứt bật chồi lên
những chồi non sáng quắc giữa đêm đen”
(Những người đi tới biển)
Đó là hình ảnh cây trâm bầu-một loài cây phổ biến ở Miền Nam, một loài cây gắn với những năm tháng cả nước dồn tâm sức giải phóng Miền Nam ruột thịt. Hình ảnh những chồi non trâm bầu sáng quắc như xua tan bóng đêm bao phủ khắp nơi, như một lời thách thức của lửa, của bình minh, của mầm cây xanh biếc, của khát vọng hoà bình chan chứa trong lòng mỗi người dân đất Việt. Sở dĩ có ngày hôm nay là nhân dân ta đã chiến đấu với tinh thần đoàn kết và niềm tin bất diệt:
“chúng ta những ngọn lao phóng về cùng một đích những đồi cỏ tranh cháy khô còn mai phục
tua tủa chồi xanh”
Đồi cỏ cháy khô, sự sống bị bóp nghẹt mà hy vọng vẫn bừng lên, những chồi xanh tua tủa hay chính là lòng quyết tâm đánh giặc chưa bao giờ vơi cạn. Những mầm cây bật lên từ những hạt giống được ấp ủ trong lòng đất mẹ, hay từ lửa căm thù âm ỉ cháy trong lòng đất Việt, những hạt giống tuy nhỏ bé lại mang trong mình nội lực vô song:
“những hạt giống dù phải gieo xuống đá cũng vỡlên chồi xanh”
(Bùng nổ mùa xuân)
Những hạt giống mong một ngày xé toang lớp vỏ khô như thoát thai từ những cơn mê hay thoát thai từ sự bỏ quên để bật lên mầm xanh ấm áp sự sống là những hạt giống đã trải qua quá trình thử lửa để khẳng định mình.
Hạt giống-mầm cây đó chính là sức sống bất diệt của nhân dân ta, là hy vọng, khát vọng về hoà bình, khát vọng về một tương lai tươi sáng cho cả dân tộc:
“trong mưa giăng tôi trở lại mùa màng mà tiếng nói chúng ta là hạt giống không ai dám đùa với niềm hy vọng
thao thức trên bàn tay ngưòi thợ gieo trồng”
(Bùng nổ mùa xuân)
Đó là hình ảnh biểu tượng đẹp vàgiàu tính lý tưởng, màu xanh non của những mầm cây là màu xanh của sự sống đang sinh sôi, sự sống trường tồn và bất diệt, đó là sức sống mãnh liệtcủa dân tộc Việt Nam vượt qua bao sóng gió hy sinh.
Hệ thống biểu tượng trong thơ Thanh Thảo khá là phong phú với nhiều ý nghĩa thú vị và mới mẻ. Lý tưởng sống đã trở thành sức mạnh vô địch giúp cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong mưa bom, bão đạn và những âm mưu xâm lược của kẻ thù, một dân tộc nhỏ bé như dân tộc Việt Nam có lúc tưởng như đã hết hy vọng nhưng vượt lên tất cả chúng ta có niềm tin, niềm tin ở lòng yêu nước, niềm tin ở ý chí sắt đá, niềm tin ở tương lai, niềm tin ở trí tuệ và sức mạnh đoàn kết của dân tộc đã đưa dân tộc ta thoát khỏi đêm trường nô lệ mà hiên ngang sánh vai cùng bạn bè quốc tế trong ngày độc lập, tự do.
4.3. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với cá tính sáng tạo thể hiện trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.