Nghĩa của việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học

Một phần của tài liệu Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “dòng điện trong các môi trường” vật lí 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí (Trang 28 - 30)

9. Cấu trúc khóa luận

1.5.nghĩa của việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học

1.4.Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí ở trường THPT. nhận thức vật lí ở trường THPT.

1.4.1.Thuận lợi

Việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật lí ở trường THPT hiện nay đang được rất nhiều thầy cô giáo cũng như Bộ giáo dục và đào tạo quan tâm và định hướng phát triển trong những năm thực hiện đổi mới giáo dục sắp đến; học sinh ở trường THPT cũng dần tiếp cận với bài tập nhằm phát triển năng lực, khám phá khoa học dưới nhiều góc độ, tính sáng tạo và khơi dậy tinh thần vượt khó trong học tập... nên đây là điều kiện tốt để nội dung đề tài được đi vào thực tiễn.

1.4.2. Khó khăn

Nguồn tư liệu về bài tập phát triển năng lực nhận thức vật lí hiện nay chưa nhiều, bên cạnh đó các kì thi tuyển sinh, thi học kì ở các trường THPT còn sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan nên chưa áp dụng được nhiều bài tập phát triển năng lực vào trong bộ câu hỏi kiểm tra.

1.5.Ý nghĩa của việc sử dụng BTVL nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh. sinh.

Trên thực tế, việc sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả do tình hình kiểm tra thi cử còn chậm đổi mới tại các trường THPT. Vận dụng các bài tập trong đề tài nhằm phát triển năng lực nhận thức Vật lí cho các em học sinh. Các câu hỏi có tính kết hợp thực tế, thông qua đó giúp các em nắm rõ đâu là kiến thức vật lí gắn liền với thực tiễn. Việc sử dụng bộ bài tập này cũng giúp học sinh nhận thấy mình sẽ hình thành được năng lực nào trong phần nội dung kiến thức Vật lí, ở từng mức độ cụ thể theo thang Bloom ( hiểu, biết, vận dụng, vận dụng cao).

1.6 . Nguyên tắc lựa chọn, sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí của HS

Trang 21

- Khả năng lập luận và giải bài tập vật lí, khả năng vận dụng kiến thức vật lí mà HS được trang bị.

- Tích hợp và kết nối nội dung kiểm tra.

- Nội dung các bài tập mang tính chất tổng hợp với hình thức câu hỏi đa dạng . - Các kiến thức được đưa vào kiểm tra đánh giá : lí thuyết, công thức, toán học ... - Mức độ các câu hỏi được chia thành 4 cấp độ .

- Không chỉ đánh giá thông qua kết quả kiểm tra mà còn thông qua việc phân tích các đối tượng có liên quan nhau : GV, HS.

1.6.2. Nguyên tắc 2 : Đảm bảo sự kế thừa chương trình SKG hiện hành Việt Nam

Để khai thác vào dạy môn Vật lí một cách có hiệu quả, GV cần nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác bài tập phù hợp vào dạy học các nội dung Vật lí ở SGK trong dạy học chính khóa hay hoạt động ngoại khóa. Hệ thống bài tập, ví dụ được xem là cơ sở quan trọng trong việc lồng ghép những bài tập thực tiễn vào dạy học . Tuy nhiên phải đảm bảo sự kế thừa chương trình SGK của Việt Nam theo cách :

- Các bài tập phải phù hợp với chương trình SGK .

- Mỗi bài tập phải cho thấy mối quan hệ , ý nghĩa của nó với vấn đề Vật lí mà SGK đề cập tới, phải cho thấy tính thực tiễn của Vật lí .

1.6.3. Nguyên tắc 3 : Tăng cường đưa ra những tình huống nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vật lí.

Một trong những nguyên nhân làm cho việc dạy và học các bài tập có nội dung thực tế hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong đợi đó là bởi yêu cầu vận dụng Vật lí vào thực tế không được đặt ra một cách thường xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá . Theo tôi đây chính là vấn đề cốt lõi, nếu cách kiểm tra đánh giá có những thay đổi phù hợp sẽ tạo ra động cơ để GV nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các bài tập có nội dung thực tế vào dạy học cũng như tạo ra động cơ học tập tích cực cho HS

1.6.4. Nguyên tắc 4 : Phân loại được trình độ HS về năng lực vật lí dựa trên hệ thống ài tập có độ tin cậy cao

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập cần kiểm tra độ tin cậy của hệ thống đó. Trong quá trình đánh giá độ tin cậy ta cần xem xét từng câu hỏi và cần có sự thay đổi cho phù hợp để bài tập có tính hiệu quả trong đánh giá năng lực Vật lí của HS . Nếu một bài kiểm tra có phổ điểm rộng, các bài kiểm tra ở mỗi điểm chi tiết bằng nhau, độ lệch tiêu chuẩn càng ít thì bài kiểm tra đó mới phát huy được hiệu quả của việc đánh giá .

Trang 22

Một phần của tài liệu Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “dòng điện trong các môi trường” vật lí 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí (Trang 28 - 30)