THUỐC THUỘC DANH MỤC THUỐC PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp dược sĩ đại học tại nhà thuốc (Trang 28 - 30)

BIỆT

Theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 8/5/2017; Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 06/2017/TT-BYTngày 03/5/2017 của Bộ Y tế về ban hành Danh mục thuốc độc nguyên liệu làm thuốc và Thông tư số 20/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về thuốc và các nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm:

- Thuốc gây nghiện - Thuốc hướng thần - Thuốc tiền chất

- Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện. - Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần. - Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất.

- Thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực

- Thuốc phóng xạ và đồng vị phóng xạ. - Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc.

- Nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc hoặc chất phóng xạ để sản xuất thuốc.

Khi kinh doanh những thuốc thuộc các nhóm trên, các cơ sở phải được phép kinh doanh do Sở Y tế quyết định và tuân thủ nghiệm ngặt quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu.

7.1. Một số thuốc kiểm soát đặc biệt có tại nhà thuốc

Bảng danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt có tại nhà thuốc:

STT Hoạt chất Tên biệt dược Dạng bào chế Danh mục

1 Metronidazol 250mg Flagyl 250mg Viên nén Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực

2 Salbutamol 5mg Ventolin Nebules 5mg

Dung dịch

3 Levofloxacin 500mg Nirdicin 500mg Viên nén 4 Ciprofloxacin 500mg Ciprobay 500mg Viên nén 5

Ofloxacin

Oflovid 0.3% Dung dịch nhỏ mắt

Zevid 200mg Viên nén

7.2. Thực hiện mua bán, bảo quản, lưu đơn, số sách thuốc kiểm soát đặc biệt

- Mua bán và bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt

+Việc mua thuốc kiểm soát đặc biệt tại Nhà thuốc phải được chủ Nhà thuốc phê duyệt trước khi mua.

+ Mua thuốc của các công ty kinh doanh dược hợp pháp (công ty được phép kinh doanh hoặc công ty sản xuất thuốc kiểm soát đặc biệt), có hóa đơn đỏ chứng từ hợp lệ.

+ Dược sỹ trung học trở lên mới được mua thuốc, giao nhận và vận chuyển thuốc kiểm soát đặc biệt.

- Việc kiểm nhập:

+ Thuốc phải được tiến hành ngay khi nhập hàng theo SOP nhập hàng và ghi chép đầy đủ vào “Sổ theo dõi nhập, xuất, tồn thuốc”.

+ Dược sỹ phụ trách là người trực tiếp quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Dược sỹ trung học trở lên có thể quản lý và bán lẻ thuốc thành phẩm phối hợp có chứa chất gây nghiện, thuốc cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.

- Bảo quản: thuốc kiểm soát đặc biệt được bảo quản tại ngăn tủ riêng biệt, không để cùng các thuốc khác và bố trí tại khu vực thuốc bán theo đơn để tránh nhầm lẫn, thất thoát.

- Bán thuốc kiểm soát đặc biệt

- Chỉ bán theo đơn của bác sĩ đúng số lượng và chủng loại các thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

- Sau khi bán thuốc kiểm soát đặc biệt phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ bán hàng “Sổ theo dõi thuốc kiểm soát đặc biệt”: Tên bệnh nhân, tuổi, địa chỉ, chuẩn đoán, tên thuốc bán, số lượng thuốc bán, tên bác sĩ kê đơn.

- Các đơn thuốc mua thuốc có kiểm soát đặc biệt được phô tô 01 bản và được lưu tại Nhà thuốc theo quy định của thông tư 20/2017/TT-BYT.

- Khi đổi ca bán hàng ca trước có bàn giao số lượng thuốc và sổ sách theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau, khi bàn giao người giao và người nhận phải ký đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc.

- Lưu đơn, sổ sách thuốc kiểm soát đặc biệt:

+ Lưu giữ các hóa đơn chứng từ, sổ sách, tài liệu liên quan đến thuốc ít nhất 02 năm kể từ ngày thuốc hết hạn dùng

+ Ghi sổ theo dõi xuất, nhập, tồn thuốc phải kiểm soát đặc biệt; Đơn thuốc, ghi sổ “sổ theo dõi chi tiết khách mua thuốc phải kiểm soát đặc biệt”

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp dược sĩ đại học tại nhà thuốc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)