Tình yêu về danh lam thắng cảnh của đất nƣớc

Một phần của tài liệu Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao việt nam (Trang 35 - 45)

5. Bố cục khóa luận

2.1. Tình yêu về danh lam thắng cảnh của đất nƣớc

Ba miền Bắc - Trung - Nam, mỗi miền đều mang trong mình những cảnh sắc phong phú khác nhau. Miền Bắc vốn được thiên nhiên ưu ái trao cho nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều điểm đến là thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu thế. Đó là vùng núi cao với những thảm ruộng bậc thang hòa lẫn sắc áo rực rỡ của người dân. Hay miền Trung, nơi hội tụ của nắng và gió, các di tích lịch sử hào hùng bao đời. Là nền tảng nuôi dưỡng bao làn điệu dân ca, bao làn điệu cung đình Huế. Cuối cùng, một khung cảnh thiên nhiên không thể không nhắc đến chính là mảnh đất miền Nam Việt Nam. Nơi thấp thoáng những đồng ruộng xanh mướt, cánh cò bay thấp thoáng cùng với bao người dân hiền lành, giản dị.

Nhắc đến Bắc Kạn không ai không biết suối Đãi Vàng và Hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể được xem là 1 trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể càng đẹp hơn bởi tài nguyên rừng phong phú, đa dạng như cá chép kình, anh vũ và cá lăng,.. Cho nên ca dao thường ngợi ca vẻ đẹp của Bắc Kạn như sau:

Bắc Kạn có suối Đãi Vàng Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.

Phú Thọ - nơi quy tụ tinh hoa, cảnh đẹp của Miền Bắc. Nào là “non Cổ Tích”, nào là “đền Hùng Vương” hay đó là Đền Thượng:

Ai lên Phú Thọ thì lên,

Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vƣơng. Đền này thờ tổ Nam Phƣơng, Quy mô trƣớc đã sửa sang rõ ràng.

Ai ơi nhận lại cho tƣờng,

Lối lên đền Thƣợng sẵn đƣờng xi măng. Lên cao chẳng khác đất bằng, Đua nhau lũ lƣợt lên lăng vua Hùng. [19].

Nơi đây đường núi quanh co, có nơi cao ngất nên tổ tiên ta đã cho là ở Hà Giang có lối lên trời và gọi là Cổng trời:

Đƣờng đi quanh quẩn ruột dê, Chim kêu vƣợn hót dựa kề bên non.

Rừng rồi lại rừng, suối rồi lại suối, vách đá dựng đứng, cỏ cây từ vách đá mọc ngang trên đầu khách bộ hành:

Đƣờng lên Mƣờng Lễ bao xa? Trăm bảy mƣơi thác, trăm ba mƣơi ghềnh.

Thấp thoáng thấy cảnh núi sông hùng vĩ, mang nét đẹp tươi tắn hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên xanh mát. Bốn mùa hòa quyện vào nhau, đan xen tạo nên sự đa dạng cho miền Bắc có trăng, có gió, có tiếng chuông ngút ngàn:

-Nhất cao là núi Tản Viên,

Nhất sâu là vũng Thủy Tiên Cửa Vƣờng. -Quê em có gió bốn mùa,

Có trăng giữa tháng, có Chùa quanh năm. Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm, Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi

Ở Lạng Sơn thì Bầu Chi cũng là một nơi tương đối hiểm yếu. Chi Lăng gần ga Tuần Muội là một nơi lọt vào giữa hai dãy núi, có chỗ phình ra như rượu, lại có đoạn thắt lại như cổ bầu. Chính nơi hiểm yếu này, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi đã hai lần tiêu diệt giặc ngoại xâm. Lạng Sơn còn có những phong cảnh rất đẹp như:

Đƣờng lên xứ Lạng bao xa? Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông:

Ở núi thành Lạng thì có Nhị Thành, Tam Thanh nổi tiếng và có đá Vọng Phu, gọi là Nàng Tô Thị, người phụ nữ bế con đứng trông chồng rồi hóa đá. Truyền thuyết này được lưu truyền bao đời và nó trở thành truyện dân gian phổ biến của nước ta:

Đồng Đăng có Phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

Hà Nội – kinh đô xưa của nước ta, nay là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đô thành không những mang nét đẹp truyền thống mà còn là nơi hội tụ những nét thiêng liêng nhất của Tổ quốc. Vì Hà Nội vốn là một đô thành đầu não đã đứng vững hàng nghìn năm nay qua nhiều phen khói lửa, gây nên bởi giặc ngoại xâm: Xưa kia là quân xâm lược Nguyên Mông, Minh, Thanh, gần đây là bọn đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ, Nhật:

-Thăng Long, Hà Nội, đô thành Nƣớc non ai vẽ nên tranh họa đồ,

Cố đô rồi lại tân đô,

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây. - Hà Nội ba mƣơi sáu phố phƣờng Hàng Gai, hàng Đƣờng, hàng Muối trắng tinh.

Từ ngày ta phải lòng mình Bác mẹ đi rình đã mấy mƣơi phen.

Làm quen chẳng đƣợc nên quen Làm bạn mất bạn ai đền công cho

-Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Bên bờ vải nhãn hai hàng, Dƣới sông cá lội từng đàn tung tăng.

-Sông Tô nƣớc chảy quanh co,

Cầu Đông sƣơng sớm, quán Giò trăng khuya. Buồn tình vừa lúc phân chia,

Mảnh đất miền Trung thân yêu, nơi của những cơn gió Lào nóng rát, nơi của những người dân hiền lành ngày đêm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Khi đi qua nơi đây bạn không thể không ngước nhìn phong cảnh đèo Hải Vân hữu tình. Nếu có cơ hội đứng trên Đèo hải Vân nhìn xuống, khi phóng tầm mắt ra xa bạn sẽ thấy ngay một vùng biển xanh trập trùng, tựa mình bên cạnh là những ngọn núi trải dài bên bờ cát trắng. Xa hơn sẽ là thành phố Đà Nẵng vươn lên mạnh mẽ với những tòa nhà đang được xây mới và những đám mây phiêu lãng trên ngọn núi Ngũ Hành Sơn một cách hư ảo, diệu kì. Cái cảm giác như vừa lạc đến chốn bồng tiên với non nước hữu tình của bước chân khi lần đầu đến với mảnh đất Miền Trung dấu yêu này. Vị trí ấy trên bản đồ được ca dao cụ thể hóa như sau:

Bắc Thừa Thiên giáp Hải Vân Nam thì Quảng Ngãi, giáp gần Núi Phong

Tây thì giáp bến sông Bung

Rừng cao, rừng thấp, mấy tầng trời xanh Đông thì biển rộng thênh thênh

Đất đai trăm dặm rành rành nhƣ ghi.

Đèo Hải Vân ngày xưa được xem là cảnh thiên nhiên hùng vĩ của nước ta. Với phong cảnh hữu tình cùng với vị trí gần biển tạo nhiều thuận lợi nên Hải Vân càng bát ngát, huyền diệu hơn nữa:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn

Xƣa nay qua đấy còn truyền, Lối đi lô giản thẳng miền ra khởi.

Vịnh Hàn thuộc Đà Nẵng, còn giản ở đây chính là khe nước giữa hai dãy núi. Đèo Hải Vân không chỉ mang vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn với lịch sử thời kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Đây được xem là nơi hiểm yếu, dễ phòng bị nhưng lại khó tấn công nên ca dao có câu:

Hải Vân cao ngất tầng mây Giặc đi đến đó, bỏ thây không về.

Khi nhắc đến xứ Quảng thì người ta thường cho rằng đây là nơi “Hành Sơn, Sài Thủy” (tức Ngũ Hành Sơn và Chợ Củi). Như trong câu ca dao xưa có nhắc đến:

Quảng Nam có núi Ngũ Hành Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dƣơng.

Chợ Củi là tên một con Sông nằm trong dinh trấn Quảng Nam thời Chúa Nguyễn và sau đổi tên thành sông Thu Bồn. Đến năm Tự Đức thứ ba (1850) đổi thành Sài Thị được liệt vào hàng sông lớn nhất và quan trọng nhất của đất Quảng Nam ngày xưa. Tên Chợ Củi ngày nay ít được nhắc tới nhưng trong những câu ca dao của người xứ Quảng xưa thì Chợ Củi vẫn được nói đến như một địa danh có tên tuổi trong lịch sử:

Sông xanh một dải Thu Bồn Sông từ chợ Củi đến nguồn Nam Ô.

Hay :

Non sông ai dựng ai làm

Dòng Sài Giang lƣợn khúc Cù Lao Chàm xanh um.

Sông Chợ Củi, sông Sài Thị đều là đoạn cuối của sông Thu Bồn, con sông xanh mượt, chảy bao quanh vùng đất Quảng như vòng tay mẹ ôm chặt đứa con thơ vào lòng. Dòng sông ấy đã bồi đắp nên sự sống trên vùng đất này một cách mạnh mẽ và thuần khiết. Bởi vai trò to lớn của sông Thu Bồn mà trong những câu ca dao, dân ca đã nhắc tới con sông này rất nhiều lần :

- Quảng Nam có lụa Phú Bông

Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn

-Sông Thu Bồn ngàn dâu xanh ngát

Nƣớc Thu Bồn trong mát ngàn thu.

Sông Thu Bồn không chỉ là hình ảnh của con sông bình thường mà nó còn hiện lên như hình ảnh một cô gái xứ Quảng nhẹ nhàng, tươi mát và xinh đẹp đến vô cùng.

Tiếp theo là Ngũ Hành Sơn, với vị trí địa lý nằm vào trung tâm của thành phố. Cách khoảng 8 km về phía Đông Nam, trên một bãi cát rộng lớn gần bờ biển, thuộc

làng Hòa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vàng, huyện Ngũ Hành Sơn. Nơi đây với năm ngọn núi nằm theo hệ thống Ngũ Hành là một kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng. Khung cảnh nhìn từ dãy núi Ngũ Hành giống như một bàn tay của Thiên đường giao cho nơi này là một vùng đất linh thiêng:

Năm non ở tại núi Đà

Bảy núi Châu Đốc gọi là Thất Sơn.

Cố đô Huế - vùng đất khoác trên mình nét đẹp cổ kính rất hữu tình và thơ mộng. Thiên nhiên xứ Huế để lại trong mỗi chúng ta bao cung bậc cảm xúc, những lúc mệt mỏi bạn có thể thả hồn mình vào đây. Vẻ đẹp đó cùng với sự trong lành, tươi mát của khung cảnh xung quanh chắc hẳn sẽ làm tâm trạng bạn ổn hơn. Trưởng thành, cho dù có đi đâu đi chăng nữa nhưng Huế vẫn in đậm bóng dáng trong những con người trên mảnh đất này, nhớ Hƣơng Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh. Mọi cảnh vật thật thơ mộng, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình.

Hồ Tịnh Tâm nhiều sen Bách Hợp, Đất Hƣơng Cần ngọt quýt thơm cam.

Hay:

Nhớ Hƣơng Giang gió mát, Nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Nơi đây, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Cùng với đó là việc sử dụng từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng mộng và càng thơ. Dọc miền Bắc vào Trung, thăm Hà Nội kinh kì rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá của quê hương. Lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá:

Đƣờng vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh hoạ đồ.

Tạm rời xa miền Bắc và miền Trung thân yêu, ca dao đưa ta đến với vùng đất miền Nam đầy năng động, nhộn nhịp. Vẫn khung cảnh thôn quê dân dã, bình dị nhưng ở đây vạn vật mang màu sắc tươi tắn, trẻ trung hơn. Không còn là mảnh đất kinh kì cổ điển thay vào là đầm sen, bãi sậy, rừng tràm hay là nƣớc Cửu Long cuồn cuộc trôi. Mọi thứ khiến tâm hồn ta như được thanh lọc, không còn phảng phất nét buồn trầm lắng, du dương nữa:

-Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm, Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời. -Nƣớc Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn, Cửa Hàm Luông, mây cuốn cánh buồm trôi.

Bậu với qua hai mặt một lời, Trên có trời, dƣới có đất, Ngãi trăm năm vƣơng vất tơ mành.

Tử sanh, sanh tử chung tình, Dù ai ngăn đón, tôi với mình cứ thƣơng.

Làm sao có thể kể xiết bao vẽ đẹp hào hùng mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Mỗi cảnh đẹp của non sông, cảnh vật đều mang trong mình dấu ấn của quê hương, với một quá khứ hào hùng, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Hãy xem người dân mời gọi, chào đón nhau đến với quê hương của mình:

-Ai lên Phú Mỡ, Cây Dừng, Ghé chợ Kỳ Lộ nghỉ chân đôi ngày.

Tới đây thì ở lại đây,

Núi non dầu mặc, ngƣời dày nghĩa nhơn. [14]

Thuở xưa, miền Nam là một vùng đất hoang sơ. Khi chưa được con người khai phá, nó là một bãi đất trống đồi trọc hiu quạnh được mệnh danh là “kinh địa”:

Rừng thiêng nƣớc độc thú bầy,

Muỗi kêu nhƣ sáo thổi, đỉa lội đầy nhƣ bánh canh.

Hay:

Tới đây xứ sở lạ lùng,

Sau khi khai khẩn đất hoang. Người dân trồng trọt, chăn nuôi để đưa nền kinh tế phát triển, cuộc sống ổn định hơn. Những vụ lúa bội thu cũng được thu hoạch đem lại thành quả cho người lao động:

-Biên Hoà bƣởi chẳng đắng the Ăn vào ngọt lịm nhƣ chè đậu xanh

-Bình Đại biển cá, sông tôm,

Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng. -Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển,

Anh thƣơng nàng, anh nguyện về đây.

Những nét đẹp giản dị, mộc mạc trong tự nhiên đều được các tác giả đưa vào trong ca dao để thế hệ sau có thể cảm nhận, lưu giữ được nó. Đó là “An Bình mảnh đất cù lao, dòng sông Tiền Giang hay đèn Ba Vát”….

-An Bình đất mẹ cù lao,

Thơm hƣơng hoa bƣởi, ngọt ngào nhãn long. Khách về nhớ mãi trong lòng,

Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang. -Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát, Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng.

Ngày em làm lễ tơ hồng,

Là ngày em bẻ gãy chữ đồng với anh. -Giồng Trôm gạo trắng nƣớc trong

Ai mà tới đó thì không muốn về.

Ta yêu sao những cánh cò bay trên bầu trời trong mát, mặt nước trong veo lóng lánh bởi những chú cá tung tăng. Như một tiếng đàn cất lên, ở đây vạn vật hòa cùng thiên nhiên tạo một cảm giác nhẹ nhàng, khiến tâm trạng con người dù đang buồn nhưng khi ngắm nhìn những sự vật này sẽ cảm thấy ổn hơn, thiết tha hơn phần nào.

Đồng Tháp Mƣời cò bay thẳng cánh Nƣớc Tháp Mƣời lóng lánh cá tôm.

Bắt rễ từ cuộc sống giản dị, từ mảnh đất quê hương đẹp ca dao đưa đến những lời ca bay bổng, nhẹ nhàng nhưng lại thắm thiết, rung động. Nhắc đến khung cảnh làng quê Việt Nam không thể không nhắc đến cây đa, bến nước hay con đò xưa. Hình ảnh cây đa cổ thụ Bàng Lãnh nghiêng những tán lá xuống dòng sông Thu Bồn như một người mẹ buông mái tóc suôn dài của mình để tạo bóng mát cho bến đò nơi con qua :

Cây đa nào cao bằng cây đa Bàng Lãnh Đất nào thanh cảnh cho bằng đất Bảo An [19]

Niềm tự hào không chỉ là vẻ đẹp cảnh sắc làng quê mà niềm tự hào ấy đôi khi chỉ là sự trù phú của mảnh đất quê hương nông nghiệp như là nhiều lúa, nhiều khoai,…, sự rộng rãi của đất đai, ao hồ, thỏa sức trồng trọt và nuôi cấy:

Quê em xanh ngắt trùng dƣơng Ghe thuyền dƣới bến trên đƣờng ngƣời qua

Quê anh Đại Lộc Ô Da

Nƣớc reo dòng suối chảy qua Thu Bồn Quê nhà thổ sản lòn bon

Trƣớc Hà, Trung Đạo núi non điệp trùng Đất phì nhiêu lúa dƣ dùng

Ai về Quảng Huế nhớ vùng bắp dâu.

Non sông một dải, từ Lạng Sơn đến Cà Mau núi rừng trùng điệp, đồng ruộng bát ngát, sóng biển chan hòa. Miền Nam thì nông lâm, hải sản đặc biệt giàu có, miền Bắc thì khoáng sản vô cùng phong phú. Con đường thống nhất Bắc Nam là con đường đẹp nhất. Chỉ mới đi từ Hà Nội vào Nghệ An, đất Hoan Châu xưa, chúng ta đã thấy phong cảnh nước ta thật tươi xanh:

Đƣờng vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô…

Đất dƣơng cơ cũng lịch, chốn địa hình cũng vui Thuyền ngƣợc hay là thuyền xuôi,

Thuyền ai về Nghệ cho tôi về cùng. [14]

Bức tranh phong cảnh làng quê Nghệ Tĩnh thật đẹp, thật gợi hình, được tô vẽ bởi những màu sắc cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Khung cảnh được thể hiện ở đây chính là những hoạt động thường ngày, gần gũi với cuộc sống của người nông

Một phần của tài liệu Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao việt nam (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)