5. Bố cục khóa luận
2.3. Tình yêu và niềm tự hào về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc
nhân dân Việt Nam
Đất nước con người có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước để ngăn sông, khai hoang đất… tổ tiên dân tộc Việt Nam đã đứng lên cùng các dân tộc thiểu số anh em mở mang đất nước. Có thể thấy được, nhờ sự cần cù, chăm chỉ mà ông cha ta đã xây dựng đất nước từ hàng ngàn năm nay. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có dấu chân của con người. Nhờ trí thông minh và bàn tay lao động cần cù, khéo léo từ thế hệ này qua thế hệ khác dân tộc ta đã phát triển đất nước ngày càng tươi đẹp. Tình cảm giữa các dân tộc càng thắm thiết khi họ dùng chung cùng một tiếng nói, lấy Tiếng Việt là chuẩn mực cho mọi loại ngôn ngữ.
Khi Thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên nước ta thì tiếng phản kháng mạnh mẽ hơn cả là tiếng phản kháng của nhân dân lao động, trong đó nông dân vẫn là đại đa số. Những việc mộ phu trong quần chúng nhân dân đi làm đồn điền cao su Đất Đỏ, đồn điền Dầu Tiếng, đồn điền Ca Mê Kông mà ở đó bọn Thực dân Pháp đàn áp, bốc lột người lao động Việt Nam thậm tệ:
Có đi mới biết Mê Kông, Có đi mới biết thân ông thế này Mê Kông chôn xác thƣờng ngày…
Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước sâu sắc, luôn tự hào về truyền thống dựng và giữ nước của cha ông ta. Vì thế họ căm thù sâu sắc đối với bọn Thực dân đế quốc. Nước biển còn có khi đầy khi vơi, chứ lòng căm thù đối với Thực dân là không bao giờ cạn:
Bể Đông có lúc vơi đầy, Mối thù Đế quốc, có ngày nào quên!
Để xây dựng nên cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, chúng ta không thể không kể đến lực lượng các chiến sĩ, bộ đội đã sẵn sàng cống hiến sức mình để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Anh bộ đội ta tuy người nhỏ nhưng lại rất dai sức, chịu đựng gian khổ rất giỏi, nên dù cuộc sống vất vả, thiếu thốn ra sao các anh vẫn sẵn sàng bảo vệ đất nước trong mọi tình huống:
Thằng Tây chớ cậy xác dài
Chúng tao ngƣời nhỏ nhƣng dai hơn mày Thằng Tây chớ cậy béo quay Mày thức hai buổi là mày bở hơi!
Chúng tao thức bốn đêm rồi, Ăn cháo ba bữa, chạy mƣời chín cây.
Bao giờ mới gặp mày đây, Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao!
Hay:
Ai về Yên Dƣỡng, Hoàng Mô, Mà xem quân lính cụ Hồ sang song.
Đêm ngày mải mê chiến công, Thoáng nom nhƣ có cả chồng em kia [16].
Tự hào rằng ta là con dân của Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, già trẻ. Chỉ cần đất nước gặp gian nguy sẵn sang tham gia chinh chiến. Người xưa thường có câu: “Giặc đến nhà, đàn bàn cũng đánh”. Đây là câu ca được truyền tụng từ bao đời nay, người phụ nữ chân yếu tay mềm là thế nhưng mỗi khi giặc đến họ sẽ là những chiến binh dũng cảm, không ngại gian khó xung phong để giết giặc:
Chị em du kích Thái Bình, Ca – lô đội lệch vừa xinh vừa giòn
Ngƣời ta nhắc chuyện chồng con, Lắc đầu nguây nguẩy: “Em còn giết Tây”.
Để làm nên được các cuộc kháng chiến trường kì, dân tộc ta đã đổ biết bao mồ hôi xương máu. Nhân dân một lòng quyết tâm, giữ vững tinh thần đánh đổ giăc ngoại xâm đem lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc:
-Lòng ta nhƣ giếng nƣớc trong. Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn.
Giếng nƣớc trong quyết không thể đục, Giặc Mỹ vào đánh gục chẳng tha.
Quyết tâm bám đất giữ nhà, Giặc vô tan xác, giặc ra bỏ đầu. -Nƣớc lớn đầu sống, cá lòng tong lội ngƣợc,
Chín con rồng vàng no nƣớc phù sa. Miền Nam ruột thịt của ta, Xƣơng máu mẹ già, tim óc cha ông.
Phát huy truyền thống anh hùng, Phất cao cờ hồng, soi khắp năm châu.
Quá trình dựng và giữ nước của dân tộc đã trải qua biết bao thăng trầm, mất mát, vui có, buồn cũng có để rồi sau bao nhiêu gian khổ cuộc sống đã được thái bình, nhân dân hạnh phúc ấm no. Đó là điều tuyệt vời và đáng trân quý nhất. Ca dao đã ghi lại những khoảnh khắc diệu kì ấy, để sau này khi đọc lại thế hệ con cháu luôn mang trong mình sự biết ơn, trân quý đối với những trang sử, đối với những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đất nước là một, dân tộc là một là quan niệm đã bắt nguồn từ những tư tưởng và tình cảm tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam về Tổ quốc, về con người và về sinh hoạt nói chung. Bắt nguồn từ niềm tự hào về vùng đất với bao chiến công lịch sử hiển hách, hiên ngang.
2.4. Tiểu kết
Lịch sử hình thành nền văn học Việt Nam ra đời từ khá lâu. Trải qua bao triều đại lịch sử, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Song có thể thấy rằng ca dao vẫn luôn trường tồn theo năm tháng. Tuy ít có thể biết chính xác ai là người
sáng tác ra những bài ca dao này, dù vậy ca dao vẫn là vũ khí chống lại những xăm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại.
Ca dao tục ngữ, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ca dao tục ngữ không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Đó là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và tục ngữ có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Điều này khẳng định rằng: “ca dao tục ngữ là tiếng nói của hồn Việt”. Là thành trì bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Những câu ca dao tục ngữ, lời hò, hát dặm, bài vè thường đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên.v..v . . . Ca dao Việt Nam là một kho tang văn học vô giá, làm giàu thêm tiếng mẹ đẻ, chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO TÌNH YÊU QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC
3.1. Các phƣơng thức tu từ biểu đạt.
3.1.1. Ẩn dụ
Bên cạnh việc mang trong mình những nội dung phong phú, đa dạng, diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động thì ca dao còn sử dụng các hình thức biểu đạt phong phú, gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc. Khi nhắc đến các phép tu từ trong ca dao, người ta thường nhớ ngay đến ẩn dụ.
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt: “Ẩn dụ thực
chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn vế được so sánh. Như vậy ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa một đối tượng này thay thế cho một đối tượng khác khi hai nét nghĩa có một nét tương đồng nào đó” [4, tr.194]. Ẩn dụ được chia thành nhiều tiểu loại khác nhau. Cũng theo tác giả, ẩn dụ được phân chia thành các tiểu loại sau: Ẩn dụ (ẩn dụ đích thực), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (ẩn dụ bổ sung), nhân hóa, vật hóa, phúng dụ. Ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, không định hình, khó đong đếm. Trong ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người, hình ảnh các loài hoa thường được ẩn dụ để nói lên nét đẹp của người phụ nữ, người nông dân hiền lành hay là nét đẹp của quê hương đất nước. Vẻ đẹp của người phụ nữ thường được ví như hoa. Đó là hình ảnh hoa nhài – tượng trưng cho nụ cười duyên dáng, đáng yêu:
Miệng em cƣời nhƣ cánh hoa nhài Nhƣ nụ hoa quế nhƣ tai hoa hồng
Ƣớc gì anh đƣợc làm chồng Để em làm vợ, tơ hồng trời xe.
Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác vì thế luôn được ngợi ca, đề cao trong ca dao. Hình ảnh những con cò thường được ví cho nét đẹp đó. Vũ Ngọc Phan
từng nhận định trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam rằng: Trong các loài kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng. Con cò tượng trưng cho sự chăm chỉ, vất vả của người nông dân xưa suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời [15].
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đƣa chồng tiếng khóc nỉ non - Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nƣớc non Cao Bằng
Ở nhà có nhớ anh chăng? Để anh kể nỗi Cao Bằng mà nghe.
Hình ảnh ẩn dụ được dùng ở đây chính là con cò. Sử dụng hình ảnh con cò, tác giả dân gian đã ca ngợi những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của người nông dân lao động như chăm chỉ, cần cù… Bên cạnh đó còn phê phán, lên án xã hội phong kiến nói chung cũng như tầng lớp địa chủ nói riêng. Qua những câu ca dao này, ta thương hơn thân phận của những người nông dân lam lũ, cơ cực, những con người luôn chăm chỉ làm lụng, tần tảo sớm hôm.
Bài ca dao dùng phương thức ẩn dụ độc đáo nhất có lẽ là bài ca dao tả về hoa sen. Hoa sen thường tượng trưng cho nét đẹp thuần khiết của người phụ nữ xưa, biểu trưng cho phẩm chất thanh tao mà giản dị của người dân Việt Nam:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trong bài ca dao này, điểm đặc biệt là tác giả kết hợp cả hai phương thức tu từ đó là ẩn dụ và so sánh. So sánh bằng nhưng thực chất là so sánh hơn và toàn bài ca là một phép ẩn dụ kín đáo. Ở đây, cảm thức thẫm mỹ nó không bắt nguồn từ cái đẹp của cảnh vật mà hình ảnh thiên nhiên nhuốm đầy nhãn thức, tâm trạng của con người. Đi vào cày xới từng câu chữ ta mới hiểu hết được các tầng ý nghĩa được gợi
lên. Ca dao là tiếng nói giản dị, thuần hậu của người dân Việt Nam và với việc sử dụng những biện pháp ẩn dụ trong từng lời ca các tác giả đã đưa ca dao đến gần hơn với độc giả. Đem lại những nhận thức thẫm mĩ mới mẻ và độc đáo. Để rồi qua bao nền văn học, qua bao lần Tây hóa ngôn ngữ nhưng ca dao vẫn luôn là đề tài và chủ đề được người dân bảo tồn, gìn giữ nhất.
3.1.2. So sánh
So sánh (còn gọi là tỉ dụ) là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật, nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ đưa lại cảm xúc thẩm mĩ cho người nghe, người đọc. Trong ca dao, so sánh được thể hiện khá phong phú và dưới nhiều hình thức. Có thể kể đến so sánh trực tiếp hay so sánh song hành. So sánh trực tiếp sẽ bao gồm so sánh đối lập, so sánh bổ sung, tương đồng... Các từ so sánh thường được sử dụng như: nhƣ, nhƣ
thế, là... Hay là so sánh song hành, ở đây thì các từ ngữ so sánh sẽ không được nêu
ra ngay ở trong câu ca dao mà nó sẽ ẩn lấp đằng sau những câu chữ. Qua đó, ta sẽ hiểu và cảm nhận được những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm. Ca dao tình yêu quê hương, đất nước sử dụng biện pháp so sánh để bộc lộ những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình. Khi nói về lòng kiên trì của con người, ca dao có câu:
Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân.
Thông thường, vạn vật đều có bốn chân và kiềng cũng không là ngoại lệ. Nhưng ở đây tác giả lại sử dụng hình ảnh kiềng ba chân để so sánh. Kiềng ba chân – tượng trưng cho sự kiên trì, lòng dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Dù tạo hóa có ra sao đi nữa con người vẫn vững niềm tin, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đứng vững trước giông bão của cuộc đời.
Để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, của thiên nhiên Việt Nam. Tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh mây, hoa để tô điểm thêm cho nét đẹp ấy. Mây – có lẽ là hình tượng đẹp đẽ, thuần khiết nhất trong cuộc sống này. Bởi thế cảnh sắc trần gian đã được tác gỉa ví như mây. Dù là trên trời hay dưới trần gian mọi cảnh vật điều đẹp
đẽ như mây vậy. Mọi thứ được phủ lên bởi những đám mây trắng xóa, lung linh đầy huyền ảo:
Trên trời mây trắng nhƣ bông Ở giữa cánh đồng bông trắng nhƣ mây
Mấy cô má đỏ hây hây, Đội bông nhƣ thể đội mây về làng.
Lối so sánh bậc nhất với cấu trúc: “nhất… là…” thể hiện một sự tự hào, một lời khẳng định chắc chắn không nơi nào bằng:
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vùng Thủy Tiên cửa Vƣờng.
Hay:
Nhất đẹp con gái Bù Nâu
Cứng cỏi Đanh Xá, cơ cầu Quyển Son. [16].
Có cách nói so sánh không dùng cấu trúc “nhất…là” nhưng thực ra cũng ngầm nói người Quảng tình nghĩa là nhất, không đâu, không ai bằng:
Đất Quảng Nam chƣa mƣa đà thấm Rƣợu Hồng Đào chƣa nhấm đã say Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi ai ơn trƣợng nghĩa dày bằng ta.
Cách nói này gợi cho ta nhớ về câu hát trong dân ca Quan Họ Bắc Ninh “Đâu
hơn thì lấy đâu bằng đợi anh”, nghĩa là không ai hơn anh đâu !
Đây cũng là cách nói tương tự:
Cây đa nào cao bằng cây đa Bàng Lãnh Đất nào thanh cảnh cho bằng đất Bảo An.
Một cách nói nhất trong sự so sánh hơn:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Có thể thấy được so sánh là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng khá nhiều trong ca dao xưa. Đặc biệt với lối ví von đơn giản, sử dụng hệ thống từ ngữ gần gũi,
thân thuộc nhưng tác giả dân gian đã đưa đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau. Là những hình ảnh đầy sinh động, hấp dẫn đồng thời tăng tính biểu cảm, hàm súc cho câu ca. So sánh còn giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật, hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
3.1.3. Nhân hóa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt (Nxb GD, 1999) định nghĩa về nhân hoá: “Nhân hoá là một dạng của
ẩn dụ, dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính của con người cho đối tượng không phải là người nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời giúp cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình” [5]. Trong ca dao, nhân hóa là một biện pháp nghệ thuật không quá đặc trưng hay được sử dụng nhiều. Tuy nhiên vẫn được một số tác giả dân gian lựa chọn nhằm biến những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa :