Đặc trưng nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao việt nam (Trang 31 - 34)

5. Bố cục khóa luận

1.3.4. Đặc trưng nghệ thuật

Đặc điểm của ca dao về hình thức là vẫn vừa sát, lại vừa thanh thoát, không gò ép, giản dị, thanh thoát. Có vẻ như là lời nói thường ngày mà lại nhẹ nhàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Ca dao của ta đã tận dụng được tính nhạc của Tiếng Việt ở những tiếng đơn, tiếng ghép nên tả người, tả cảnh rất tài tình. Như tả một cảnh buồn thì:

Sóng sầm sịch lƣng chừng ngoài biển bắc, Hạt mƣa tình ỉ rắc chốn hàng hiên….

Mưa đây là mưa ngoài trời và cũng là mưa trong lòng của những người đang nặng về yêu đương. Những tiếng “sầm sịch” “rỉ rắc” dùng rất đắt trong lời ca và những tiếng bằng trắc làm nổi lên như một cung đàn.

Khi tả một đôi vợ chồng làm nghề chài lưới yêu nhau, nhỏ to cùng nhau những lời gắn bó, chuyện làm ăn thì nhịp điệu của ca dao không những ăn khớp với giọng

thở than, với tư tưởng đồng lòng hợp sức trong sự vật lộn với thiên nhiên, mà còn đi sát với cả cảnh gió thổi, nước triều lên xuống. Cho nên về mặt tả cảnh, tả tình thì không một hình thức văn chương nào khác ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao. Hãy nghe bài ca dao rất giàu nhạc điệu sau đây:

Chiếc buồm nho nhỏ, Ngọn gió hiu hiu… Nay nƣớc thủy triều,

Mai lại nƣớc rơi.. Sông sâu, sóng cả, em ơi!

Chờ cho sông lặng, Buồm xuôi, ta xuôi cùng. Trót đã mang vào kiếp bềnh bồng,

Xuống ghềnh, lên thác Một lòng ta thƣơng nhau. [14].

Về lối dùng chữ, đưa lên những nghĩa bóng, láy đi láy lại từng tiếng một, làm cho người nghe phải thấm thía về chủ đề, làm nổi lên trọng tâm của bài ca thì ca dao Việt Nam cũng rất tài tình. Như bài ca dao sau đây nói về cảnh đèo bòng:

Đầu năm ăn quả thanh yên, Cuối năm ăn bƣởi, cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thƣơng.

Đến lời đẹp mà giản dị, “toàn bích” không pha phách một chữ Hán nào, có cái đẹp nồng hậu như cái đẹp của người gái quê, thì ở thể sáu tám, một thể văn chương đặc biệt của Việt Nam, ca dao cũng có những câu tuyệt diệu. Thí dụ những câu sau đây nói lên mối tình bịn rịn của một cô gái đối với bạn tình của mình:

Gió vàng hiu hắt đêm thanh Đƣờng xa, dặm vắng, xin anh đừng về

Mảnh trăng đã trót lời thề Làm chi để gánh nặng nề riêng ai!

Bên cạnh đó, ca dao Việt Nam còn lấy việc khai thác các yếu tố đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản. Nó làm việc chủ yếu trên thao tác lựa chọn, vì thế hình tượng trước hết trong ca dao là những hình ảnh ẩn dụ tính. Chính việc tập trung vào khai thác thao tác lựa chọn đã làm cho ca dao Việt Nam rất ít sử dụng hệ kết hợp một cách mỹ học. Các kết hợp của ca dao hầu như thường là các kết hợp theo hình tuyến. Các hình ảnh xuất hiện theo quy tắc từ bình diện này đến bình diện khác theo thời gian. Đặc biệt, ca dao Việt Nam thường hay sử dụng lối nói so sánh ví von để xây dựng các hình tượng, biểu đạt ý tứ. Trong cách so sánh thì các liên từ “giống như, như là..” thường hay được sử dụng để thể hiện mối quan hệ về mặt hình ảnh giữa chủ thể với những sự vật và hiện tượng được dùng để so sánh.

Đôi ta nhƣ thể con tằm,

Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong.

Song song với so sánh thì biện pháp ẩn dụ cũng thường được rất sử dụng trong ca dao. Ở biện pháp này chủ thể nhập làm một với sự vật, hiện tượng dùng để so sánh. Nhiều hiện tượng, hình ảnh cổ truyền trở thành gần gũi trong ca dao, dân ca Việt Nam.

Gặp đây Mận mới hỏi Đào Vƣờn Hồng có lối ai vào hay chƣa?

Biện pháp nhân hóa cũng là một biểu đạt tế nhị trong ca dao Việt Nam. Ta thấy được so sánh, liên tưởng có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên hình tượng trong ca dao và trong thơ. Ẩn dụ là nơi có mối liên hệ không bị quy định bởi tính hiệu thông báo cũng như nội dung của tín hiệu được kêu gọi nên đã trở nên vô cùng linh hoạt, đa dạng.

Các thể thơ phong phú của ca dao Việt Nam đã diễn tả được nhiều sắc thái biểu cảm diễn tả được nhiều sắc thái của nhân dân lao động cũng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Mã Giang Lân cũng đã nhận xét về nhịp điệu của ca dao: “Nói đến ca dao, tức là nói đến thơ, về mặt hình thức trước hết phải nói đến nhịp điệu. Đó là đặc điểm có tính chất thể loại, một đông lực của thơ”. Song song với đó ông còn nhấn mạnh đến việc ngắt nhịp của ca dao “Ca dao ngắt nhịp hai là phổ biến nhưng nhiều trường hợ ca dao ngắt nhịp rất sáng tạo”.

Ca dao Việt Nam cũng có những kiểu cấu tứ khá phong phú, đặc sắc, không có chủ đề nhất định:

Cái sáo mặc áo em tao, Làm tổ cây cà, Làm nhà cây chanh.

Cấu tứ theo kiểu đối thoại khá phổ biến trong ca dao:

Nghe anh hay chữ em hỏi thử đôi lời Đố anh có biết con mèo mấy long.

Cấu tứ theo lối phô diễn thiên nhiên:

Đƣờng đi trên động dƣới khe

Chim kêu vƣợn hót không nghe tiếng nàng.

Có thể thấy được, ca dao mang trong mình những đặc trưng riêng biệt về nghệ thuật khá phong phú và đa dạng. Điều đó tạo nên được những nét đặc sắc, hấp dẫn trong từng câu chữ mà ca dao mang lại cho người đọc.

Một phần của tài liệu Tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)