1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài gồm: Tư liệu tại các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu khoa học như các Trường Đại học, các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN & PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, UBND huyện Ba Vì và UBND các xã, thị trấn. Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và chuẩn hoá các số liệu.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra của:
+ Các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu: Phỏng vấn các hộ dân đã từng thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì để biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất.
Chọn thị trấn Tây Đằng ở khu vực trung tâm, 2 xã vùng ven thị trấn (xã Cổ Đô, xã Đông Quang) và 2 xã (xã Ba Trại, xã Yên Bài).
Chọn hộ điều tra: Chọn các hộ đã từng thực hiện chuyển quyền sử dụng đất
trên địa bàn huyện Ba Vì (30 hộ/xã, thị trấn).
+ Các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Phỏng vấn các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn để từ đó đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong công tác này (20 phiếu).
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh để biết được sự biến động sử dụng đất qua các năm để rút ra kết luận.
Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng biểu số liệu, xử lý số liệu bằng phần mềm SAS version 9.1.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Ba Vì