Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 30 - 33)

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3. Cơ sở thực tiễn

Theo quyết định số 201/QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của tổng cục quản lý ruộng đất về việc ban hành Quy định cấp GCNQSDĐ thì GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mỗi quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Vì vậy, GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ. Trong pháp luật về đất đai, GCNQSDĐ có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quy định cụ thể, như các quy định về đăng ký, theo dõi biến động, kiểm soát các giao dịch dân sự về đất đai. Trước đây do các thửa đất chưa có đầy đủ giấy chứng nhận nên nhà nước không thể kiểm soát được sự mua bán trao đổi đất đai. Nếu các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất mà có đầy đủ giấy GCNQSDĐ thì khi trao đổi mua bán trên thị trường phải trình GCNQSDĐ với cơ quan quản lý đất đai của nhà nước. GCNQSDĐ không những buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được tiền đền bù thiệt hại về đất khi đất đai bị thu hồi. GCNQSDĐ còn giúp xử lý vi phạm về đất đai.

Cấp giấy chứng nhận là vấn đề rất cần thiết hiện nay và theo quy định của Chính phủ đến năm 2007 tất cả các cuộc mua bán chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế phải có giấy chứng nhận. Nếu không những mảnh đất đó coi như “vô giá trị”, khồn được tham gia giao dịch chính thức trên thị trường.

Đối với nhà nước: thông qua việc cấp GCNQSDĐ, nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lĩnh thổ, kiểm soát được các cuộc mua bán giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn. Hơn nữa, nó là căn cứ để lập QH, KH đất đai là tiền đề trong việc phát triển KT_XH.

Đối với người sử dụng đất: Giúp cho các cá nhân hộ gia đình sử dụng đất yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. Vì trước đây, đất đai không có giá, chỉ sau khi có luật đất đai năm 1993 đất đai mới có giá. Do đó nhiều thửa đất còn ở dạng “xin- cho”, không có giấy tờ chứng thực hoặc mua bán trao tay (chỉ có giấy tờ viết tay), hoặc đất đai lấn chiếm. Nên theo luật đât đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ sung năm 2001, rất nhiều thửa đất không đủ điều kiện đê cấp GCNQSDĐ nên người sử dụng đất rất mong muốn mảnh đất của mình được cấp GCNQSDĐ. Gần đây luật đất đai 2013 đã ra đời và giải quyết những vướng mắc đó, đã khắc phục những khó

khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ, để cố gắng hoàn thành việc này trong những năm tiếp theo.

Để đáp ứng được nhu cầu thực tế và tăn cường quản lý chặt chẽ đất đai, chính phủ đã ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác này có ý nghĩa thiết thực trong quản lý đất đai của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức và công dân là được nhà nước bảo hộtài sản hợp pháp, thuận tiện cho giao dịch dân sự về đất đai. Cấp GCNQSDĐ cho nhân dân cũng là chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH đồng thời tăng cường thiết chế nhà nước trong quản lý đất đai-tài sản vô giá của đất đai.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)