Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái của trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai và nái đẻ nuôi tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 68)

Trong thời gian thực tập em thấy, quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật.Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con.Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Sau đây là kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái sinh sản tại trạiđược thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản Loại lợn Lợn nái mang thai Lợn nái đẻ

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh, 100% số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại. Lợn nái mang thai tuần thứ 10 tiêm vắc xin coglapest phòng dịch tả, Ped lần 1 tuần chửa thứ 12 được tiêm vắc xin aftopor phòng bệnh lở mồm long móng, Ped lần 2. Đối với nái đẻ thì sau đẻ 15 ngày được tiêm vắc xin parvovirus để phòng bệnh khô thai. Tất cả sốlợn được trực tiếp tiêm phòng đều đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Từ đó ta có thể thấy vai trò của việc phòng bệnh rất quan trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm phòng giúp phòng chống dịch xảy ra, nhằm giảm thiệt hại khi có dịch ở các vùng lân cận.

Điều trị nái sau sinh:

- Đẻ xong (ngày 1) tiêm 1 mũi Oxytocin(2 – 2,5 ml), 1 mũi Hitamox (20 – 24 ml), 1 mũi Dexa(15 – 20 ml).

- Đẻ xong đêm, sáng tiêm 1 mũi Oxytocin, 1 mũi Hitamox, 1 mũi Dexa, chiều 1 mũi Oxytocin.

- Oxytocin tiêm liên tục 3 mũi

- Tiêm kháng sinh, Dexa cách ngày, tiêm liên tục 3 mũi

- Phát hiện viêm tiêm cách ngày 5 mũi. Sau 5 mũi chưa khỏi đổi thuốc kết hợp thụt rửa.

- Phát hiện viêm, sốt, khó đẻ kết hợp truyền nước với Anazin.

Bên cạnh đó em cũng tham gia điều trị một số bệnh tại trại vàđược trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.

Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Kết quả điều trị được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điêu trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại Tên TT bệnh 1 Viêm tử cung 2 Sót nhau

Qua bảng 4.5cho thấy:

Bệnh viêm tử cung: Em đã tham gia điều trị 50 lợn nái bị bệnh viêm tử

cung trong thời gian 1 tháng làm bên chuồng đẻ, kết quả khỏi 49 nái, đạt 98,00%. Qua quá trình điều trị, em nhận thấy sử dụng kết hợp 3 loại thuốc trên để điều trị viêm tử cung cho lợn đạt hiệu quả khá cao.

Bệnh sót nhau: Trong thời gian thực tập, em đã tham gia điều trị cho 10

lợn nái bị bệnh, kết quả khỏi cả 10 con, hiệu quả điều trị đạt 100%. Thuốc điều trị được dùng nhiều tại trại, hiệu quả điều trị đạt rất cao.

4.6. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái mang thai và nái đẻ

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái mang thai và lợn náiđẻ. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái mang thai và nái đẻ được áp dụng theo đúng quy trình như sau:

Từ tuần phối thứ 1 đến tuần thứ 4: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566F mức cho ăn 2,5 - 3.0kg cám/nái/ngày đêm, tùy vào thể trọng của từng con mà mức độ cho ăn phù hợp, nếu nái gầy cho ăn 3.5kg cám/ ngày, nái béo chỉ cho ăn 2 - 2,2kg cám/ngày.

Từ tuần phối thứ 5 đến tuần phối thứ 12: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566S với mức ăn 1,8- 2.5kg cám/ ngày đêm.

Từ tuần phối 13-16: Cho ăn thức ăn hợp 567SF với mức ăn 3.0 - 3.5kg cám/ngày đêm. Giai đoạn này giúp nái làm quen với cám mới trước khi chuyển sang chuồng đẻ.

Trước đẻ 3 ngày cho ăn 2 - 2,5 kg cám/con. Trước đẻ 2 ngày cho ăn 1,5- 2 kg cám/con. Trước đẻ 1 ngày cho ăn 1,5 kg cám/con. Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg cám/con.

Sau đẻ ăn tự do

Bên cạnh đó em ngoài cho lợn ăn em được trực tiếp chăm sóc, tra thuốc, tra đường ….định kỳ theo thời gian chăm sóc của trại. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

Công việc

Cho ăn

Tra thuốc (BMD, AMOX) Tra đường, điện giải Tẩy giun

Tắm lợn

Qua bảng 4.6 ta thấy: Định kì chăm sóc lợn nái vào thời gian khác nhau, bổ sung các loại thuốc, đường, điện giải,… vào từng thời điểm làm tăng sức đề kháng, chống bệnh cho đàn lợn luôn được trại chú tâm.

Như chúng ta đã biết quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn dinh dưỡng theo quy định. Lợn nái đẻ được cho ăn 03 lần/ngày (bữa sáng, trưa và chiều), lợn nái chửa ăn 1 lần/ngày vào chiều. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ được thực hiện theo sự chỉ đạo của nhân viên kỹ thuật tại trại. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt…

Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái mang thai cần chú ý tới các yếu tố: giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn; vào những ngày mùa đông giá rét thì phải chuẩn bị bóng úm cho lợn con; đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

4.7. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực,.... Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả thực hiện một số công việc khác tại cơ sở

STT Công việc

1 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi

2 Thiến lợn đực

3 Đỡ đẻ

4 Phối cho lợn nái

5 Điều trị tiêu chảy lợn con

Qua bảng 4.7 có thể thấy trong 6 tháng thực tập tôi thực hiện các công việc về phẫu thuật và thủ thuật trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm số tai là được thực hiện với số con làm được là 1.450 con (đạt 100%). Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.

Ngoài ra tôi còn được tham gia vào một số công việc như: cho lợn ăn, tắm cho lợn mẹ, lấy tinh…

Qua những công việc trên đã giúp tôi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Bùi Huy Hạnh - Tứ Kỳ - Hải Dương, em rút ra một số kết luận như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại:

+ Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt.

+ Lợn con luôn được xuất bán thường xuyên hàng tuần, bình quân 600 con/tuần.

- Những chuyên môn đã được học tại trại:

Em được thực hiện các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc chính đã thực hiện:

+ Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc là 1210 lợn nái, lợn con là 1456 con; + Phòng bệnh bằng vaccin cho 292 lợn nái tại trại đạt 100%;

+ Đỡ đẻ cho nái, an toàn 100%;

+ Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm chế phẩm Nova - Fe- B12 cho lợn con an toàn 100%;

+ Thiến lợn đực, an toàn 995 con, đạt 100%; + Thụ tinh nhân tạo cho 70 con lợn nái, đạt 100%.

5.2. Đê nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2015), “Khảo sát tình hình viêm niễm đường sinh dục heo nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số kháng sinh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú

y, tập 22, số 7, tr. 75 - 80.

2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb. Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 29 - 35

3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc,

gia cầm, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb. Nông nghiệp TpHCM.

5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sảnxuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb. Nông nghiệp - Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinhsản

gia súc, Nxb. Nông nghiệp - Hà Nội.

7. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Dwane R.Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để

có hiệu quả, Nxb. Bản đồ.

9. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

10. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở

lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền

12. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sư, Vũ Đình Tôn (2000), Giáo

trình Chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb. Nông nghiệp, tr. 44 - 52.

15. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu

lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến

sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

17. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

18. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh

lợn cao sản. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Tài Năng, Phạm Quang Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

20. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt

Nam, 14(5), tr. 720-726.

21. Pierre brouillt và Bernarrd farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Popkov (1999), “Điều trị viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học Thú y, tập XII (số5), tr. 9 - 15.

23. Nguyễn Ngọc Phục (2004), “Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn”, Nxb. lao động xã hội, Hà Nội.

24. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

26. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho

lợn, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt

Nam, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

28. Trần Thị Thuận, Vũ Đình Tôn(2005), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Đức Thành (2010),“Thực

trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phòng trị”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi (JAHST) , số 1, Hà Nội.

31. John Nichl, (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Hà Nội.

32. Trekaxova. A.V, Đaninko. L.M, Ponomareva. M.I, Gladon. N.P (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb.

Nông nghiệp, Hà Nội

AI. Tài liệu tiếng nước ngoài

33. Gardner J.A.A.,Dunkin A.C.,Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney

34. Smith, B.B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state university

press, pp. 40- 57.

35. Taylor D.J. (1995),Pig diseases 6th edition, Glasgow university,

U.K.Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,

Vestnik sel, skhozyaistvennoinauki.

36. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik

Ảnh 1: Xịt gầm chuồng Ảnh 2: Vệ sinh trước khi phối

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai và nái đẻ nuôi tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w