Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn
nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [14]: bệnh viêm tử cung do vi khuẩn
Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ
do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [2]cho biết: ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [6], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.
Phạm Hữu Doanh và Lưu Ký, (2003) [7] cho biết: trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1, 5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.
Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [6], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [6] còn cho biết: viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái
trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [10]).
Theo Trịnh Đình Thâu và cs (2010) [30] lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47,39 - 53,33%.
Theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) [16] yếu tố thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA, mùa hạ có tỷ lệ mắc cao nhất 53,37%, mùa đông 46,05%, mùa thu có tỷ lệ mắc thấp nhất 43,70%. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái là do ảnh hưởng của sự biến đổi các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu của các mùa khác nhau.
Trần Ngọc Bích và cs (2015) [1] đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh và phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %.
Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [20] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 – 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Trong khi đó lợn không cần sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. Tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái lứa đẻ từ 1-6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07 – 93,33%.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu
tố đó có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Lợn nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus do các nguyên nhân như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên dễ bị viêm.
Theo Trần Ngọc Bích và cs. (2015) [1], viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli,Streptococcus, Staphylococcus,
Pseudomonas.
Theo Urban (1983) [35], Trần Ngọc Bích và cs. (2015) [1], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli,
Staphylococcusaureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các
tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Gardner(1990) [33], Smith (1995) [34], Taylor (1995) [35], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52, 5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vú, viêm tử cung có mủ.