Trong quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ, sau khi sổ thai (heo con sổ ra ngoài) 10-60 phút thì nhau thai sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình kể trên mà nhau thai không được đẩy ra ngoài thì được gọi là sót nhau.
Căn cứ vào mức độ của bệnh mà có thể chia ra như sau:
- Thể sót nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả 2 sừng tử cung.
- Thể sót nhau không hoàn toàn: phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.
- Thể sót nhau từng phần: một phần của màng nhung hay 1 ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.
* Nguyên nhân gây bệnh:
Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại không được đẩy ra ngoài.
- Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được. Nguyên nhân làm cho tử cung co bóp kém có thể là:
+ Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức.
+ Trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối của thai kỳ.
+ Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi. + Con lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo.
+ Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cổ tử cung mở quá độ, giảm đàn tính và sự co bóp.
+ Tất cả những ca đẻ khó → ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tử cung → giảm sức rặn của con mẹ.
* Biểu hiện của bệnh sót nhau:
Lợn bị sót nhau thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng:
- Lợn mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, lợn thích uống nước (nhờ vào kinh nghiệm chăm sóc cũng như theo dõi trong quá trình chăm sóc thực tế mà ta biết được lượng nước lợn uống có nhiều hơn bình thường hay không để phát hiện kịp thời).
- Từ cơ quan sinh dục của lợn mẹ luôn thải ra dịch màu nâu. Cách phát hiện lợn mẹ sót nhau:
Sót nhau hoàn toàn: quan sát kỹ sẽ thấy 1 màng mỏng còn nằm trong âm đạo hay treo lòng thòng ở mép âm môn.
Sót nhau không hoàn toàn: nhìn thấy 1 ít nhung mao trên mặt màng nhung của heo mẹ.
Sót nhau từng phần: trải toàn bộ phần nhau thai đã ra ngoài → quan sát: thấy được những chỗ màng thai bị đứt → suy ra phần màng thai còn lại nằm trong tử cung.
* Hậu quả:
- Sót nhau có thể làm cho lợn mẹ kém sữa hoặc mất hẳn làm giảm khả năng nuôi con.
- Kế phát một số bệnh như viêm tử cung, làm giảm khả năng phối giống ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái.
2.4. Những hiểu biết vê quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái mang thai
2.4.1.Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.
- Quy trình nuôi dưỡng:
Theo Trần Văn Phùng và cs.,(2004) [24], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Một tuần trước khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sứckhỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Những ngày lợn đẻ phải căn cứ vào thể trạng của lợn nái, sự phát dục của bầu vú mà quyết định chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức
ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 -3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 -5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, dung tích nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn nái.
- Quy trình chăm sóc
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Theo Võ Trọng Hốt và cs., (2000)[12], cần phải theo dõi thường xuyên sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi lợn đẻ 10 -15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 -5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ snh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chuyển nhẹ nhàng từ chuồng chửa sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Trần Thị Thuận và Vũ Đình Tôn, (2005) [28] ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục.
Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 -10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm : 1,2m x 1, 5m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
2.4.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái mang thai
- Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs.,(2004) [24],cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái chửa dể đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển bào thai, nhu cầu duy trì bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa nuôi con sau này. Riêng đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn lên nữa.
Giai đoạn chửa kì I, II dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13 - 14%, năng lượng trao đổi không dưới 2900 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Nhưng giai đoạn II, mức ăn cần phải tăng từ 15 - 20% cao hơn so với giai đoạn chửa kỳ I, Giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn nái giai đoạn này là để duy trì cơ thể lợn nái, một phần không đáng kể dùng để nuôi thai. Giai đoạn chửa kỳ II, tốc độ phát triển bào thai rất nhanh, vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống, đối với lợn Landrace có khối lượng sơ sinh lớn hơn hoặc bằng 1,4 kg/con, lợn Yorkshire có khối lượng sơ sinh lớn hơn hoặc bằng 1,3 kh/con, đối với lợn Móng Cái cần phải đạt từ 0,5 - 0,7 kg/con.
Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa/ngày chúng ta cần chú ý các yếu tố sau: Giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn chửa (chửa kỳ I
hay chửa kỳ II), thể trạng của lợn nái (lợn nái béo hay gầy), tình trạng sức khoẻ của lợn nái, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn. Ví dụ: lợn nái chửa kỳ II cho ăn nhiều hơn lợn nái chửa kỳ I, lợn nái gầy cho ăn nhiều hơn lợn nái bình thường, mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 15 °C thì cho lợn ăn nhiều hơn 0,3 - 0,5 kg thức ãn so với nhiệt độ 25 - 30°C để tăng khả năng chống rét cho lợn.
Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu, có thể cho ăn tăng hơn từ 10 - 15% vì ngoài cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai còn cần cho sự phát triển của cơ thể lợn mẹ.
Đối với lợn nái sau khi tách con cần áp dụng chê độ ăn tăng để tăng số trứng rụng và sẽ làm tăng số con đẻ ra trên lứa. Thời gian cho ăn tăng phụ thuộc vào tuổi cai sữa cho lợn con, nếu cai sữa từ 21 - 28 ngày cho ăn tăng từ 8 - 10 ngày, nếu cai sữa 35 ngày cho ăn tăng trung bình 3 - 7 ngày. Lượng thức ăn cho ăn tăng phụ thuộc vào thể trạng con mẹ, nếu thể trạng gầy cho ăn nhiều hơn, nếu béo cho ăn tăng như lợn có thể trạng bình thường.
Mức ăn cụ thể cho lợn nái ngoại được trình bày trên bảng 5.7. Đối với lợn nái nội khối lượng khoảng 65 - 80 kg, ở giai đoạn chửa kỳ I cho ăn 1,1 - 1,2 kg thức ăn tinh cộng thêm 1 - 2 kg rau xanh/ngày. Giai đoạn chửa kỳ II cho ăn tăng thêm khoảng 20 - 25% so với lợn nái chửa kỳ I, mức cho ăn từ 1,4 - 1,5 kg thức ăn tinh.
Lợn chửa cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau xanh. Cho lợn ăn thêm rau xanh ngoài việc bổ sung thêm vitamin còn có tác dụng tăng hệ số choán để lợn không có cảm giác đói. Trong trường hợp không có điều kiện cho ăn rau xanh (trong chăn nuôi công nghiệp) thì cần phải bổ sung đầy đủ các nguyên tố khoáng và vitamin để tăng cường quá trình chuyển hoá thức ăn và chống táo bón. Trước khi đẻ 1 tuần cần giảm thức ăn đạm để phòng bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ.
Số bữa cho ăn/ngày: ngày cho ăn 2 bữa (sáng, chiều), cho ăn thức ăn tinh trước, ăn rau xanh sau (nếu có). Cần cung cấp đủ nước uống sạch cho lợn nái chửa.
Nguồn thức ãn sử đụng cho lợn nái chửa: nếu là chăn nuôi công nghiệp chúng ta sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh càng tốt, một ngày từ 3 - 4 kg rau xanh/nái (cho nái chửa kỳ I) và từ 2-3 kg/con/ngày (chửa kỳ II). Đôi với lợn nái nuôi theo phương thức nhỏ, tận dụng (lợn nái nội) có thể cho ãn các loại thức ăn địa phương sẵn có như ngô, cám gạo, bột sắn, đậu tương, hoặc phối trộn với các loại thức ăn đậm đặc theo tỷ lệ quy định.
Thức ăn của lợn nái có chửa yêu cầu phối hợp nhiều loại thức ăn, mùi vị phải thơm ngon, không bị thối mốc hư hỏng, thức ăn có phấm chất tốt (đảm báo cân đối các thành phần đinh dưỡng trong khẩu phần như năng lượng, đạm, các axít amin, khoáng và vitamin).
Trước lúc lợn nái đẻ cần giảm số lượng thức ăn, nhưng cần duy trì đù các chất dinh dưỡng bằng cách cho ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.
Không cho lợn nái chửa ăn các loại thức ăn có chất độc, thức ăn bị ôi, mốc, các chất kích thích dễ gây sảy thai như lá thầu dầu, khô dầu bỏng, hoặc bỗng bã rượu. Không nên sử dụng quá nhiều thức ãn khô dầu để nuôi lợn nái có chửa, sẽ tạo cho cơ bắp và mỡ lợn con biến tính, lợn con đẻ ra yếu ớt, tí lệ nuôi sống kém.
Không nên cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giỏng có chửa (kê cả lợn nái gầy).
Ảnh hưởng của chế độ ăn không đúng đối vói lợn nái chửa:
Cho lợn nái ăn quá nhiều:
Về mặt kỹ thuật: Lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt 35 ngày sau khi phối giống). Dễ làm chân yếu dẫn đến đè chết con trong giai đoạn nuôi con. Tiết sữa kém trong kỳ nuôi con vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa. Làm cho lợn nái khó đẻ hoặc đé kéo dài
Cho ăn thiếu so với nhu cầu:
Lợn nái sẽ gầy dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật Không đủ dự trữ cho kỳ tiết sữa dẫn đến năng suất sữa thấp, lợn con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Thời gian động dục trở lại sau khi tách con kéo dài làm giám số lứa đẻ trên năm và tăng thêm chi phí về thức ăn. Tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ cao dẫn đến giảm thời gian khai thác do sớm bị loại thải.
- Quy trình chăm sóc
Vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc quản lý lợn nái chửa là phòng bệnh sảy thai, nghĩa là cần phái làm tốt công tác báo vệ thai, làm cho thai sinh trưởng phát dục bình thường, tránh các tác động cơ giới gây đẻ non hoặc sảy thai, nhất là trong giai đoạn chửa kỳ II. Những nguyên nhân gây sảy thai có thể là nền chuồng hoặc sân chơi không bằng phảng, mấp mô, làm cho lợn bị trượt ngã, cửa ra vào quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô nhau, do đánh đuổi lợn quá gấp, do tắm nước quá lạnh hoặc quá đột ngột...
Vận động:
Trong điều kiện chăn nuôi có bãi chăn thả thì đối với lợn nái chửa kỳ I chú ý cho lợn nái vận động, nhất là đối với những lợn nái quá béo. Thực tế đã chứng minh rằng, ở một cơ sở chăn nuôi khó khăn về tài chính, tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho lợn thấp, nhưng nếu chú ý chăn thả nhiều, được vận động hợp lý, kết hợp với một số thức ăn mà lợn tìm kiếm được sẽ làm cho lợn mẹ khoẻ mạnh, thai sinh trưởng tốt, lợn con có sức sống cao.
Thời gian vận động hợp lý là 1-2 lần/ngày với 60-90 phút/lần.Lợn nái chửa kỳ II thì hạn chế cho vận động, trước khi đẻ 1 tuần chỉ cho lợn đi lại trong sân chơi.
Chú ý: Khi thời tiết xấu và những nơi có địa hình không bằng phẳng,
nhiều lãnh không cho lợn vận động. Trước khi vận động nên cho lợn uống nước đầy đủ để lợn không uống nước bẩn ở bãi chăn.
Tắm chải:
Tắm chải cho lợn chửa là rất cần thiết, có tác dụng làm sạch da, thông lỗ chân lông để tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, gây cảm giác dễ chịu, lợn cảm thấy thoái mái kích tăng tính thèm ăn, phòng chống bệnh ký sinh trùng ngoài da. Ngoài ra còn tạo điều kiện gần gũi giữa người và lợn nái để thuận tiện cho việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái khi đẻ. Việc tắm cho lợn chửa cần tiến hành hàng ngày, đặc biệt trong mùa hè nóng bức, ngoài các tác dụng kể trên còn có tác dụng chống nóng cho lợn chửa.
Chuồng trại:
Chuồng trại phải đảm bảo đúng theo quy định cho lợn nái chửa, theo