Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai và nái đẻ nuôi tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 44)

- Tình hình chăn nuôi tại trại Bùi Huy Hạnh trong 3 năm (2019-2021) - Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

- Kết quả áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

- Kết quả tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ, …

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nái tại trại trong 3 năm - Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng - Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại - Công tác tiêm phòng cho đàn lợn của trại

- Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

- Kết quả thực hiện quytrình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái sinh sản - Kết quả tham gia một số công việc khác tại cơ sở thực tập

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu nhập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, kĩ sư, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại trong thời gian thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái đẻ theo quy trình chăn nuôi của công ty C.P Việt Nam.

* Quy trình cai sữa nái  Ngày cai sữa thứ 1:

+ Tắm lợn sạch sẽ, phun sát trùng và cho nhịn ăn. + Chích ADE cho lợn (5cc/con)

 Ngày cai sữa thứ 2:

+ Cho ăn tự do, cho ăn 1 lần/ngày (cho ăn tự do từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 9 sau cai sữa trung bình 2.5 - 3 kg/con/ngày)

+ Đưa lợn lên ép nhẹ: - Cho lợn ngửi mùi nọc

- Cho lợn làm quen với chuồng ép + Cách ép:

- Chuẩn bị chuồng ép lợn

- Chuẩn bị lợn nọc để kích thích - Đưa lợn nái vào chuồng ép

- Người chăn nuôi vào chuồng ép, dùng 2 tay ấn trên lưng lợn nái để lợn chạy quanh chuồng 5 - 10 vòng (ép nhẹ)

- Chuyển lợn về lại ô chờ ép  Ngày thứ 3 – 4

+ Kiểm tra lên giống

+ Lợn lên giống đưa về khu chờ thử + Ép mạnh những lợn chưa lên giống  Ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau cai sữa

+ Chích ADE cho những lợn chên lên giống.

+ Ép mạnh những lợn chưa lên giống, tăng cường độ ép và tăng thời gian ép cho đến khi lợn thấm mệt, thở dốc.

 Ngày thứ 10 sau cai sữa

+ Chích PG600 cho những lợn chưa lên giống

+ Ép mạnh những lợn chưa lên giống, tăng cường độ ép và tăng thời gian ép + Đưa về khu nái vấn đề

+ Giảm cám từ ăn tự do xuống còn 2.0 - 2.5 kg/con/ngày * Quy trình thử lợn

Thực hiện 2 lần/ngày (sáng, chiều) vào thời điểm yên tĩnh mát mẻ. + Chuẩn bị chuồng để thử

lợn - Vệ sinh sạch sẽ

- Chuẩn bị nọc thí tình (có ngoại hình đẹp, 12 - 24 tháng tuổi, có mùi đặc trưng của lợn nọc, nên dùng nhiều lợn nọc thí tình để luân phiên nhau).

+ Chuẩn bị lợn để thử (tại khu chờ thử) - Lợn nái đã lên giống

- Phân loại lợn trước khi thử (lợn hậu bị, lợn vấn đề và lợn cai sữa) + Cách thử

- Cho lợn tiếp xúc với nọc 30S - 1 phút, sau đó người chăn nuôi mở cửa vào chuồng, dùng tay kích thích vào âm hộ, hõm hông và bầu vú của lợn nái. Quan sát khi thấy lợn có biểu hiện chịu nọc dùng 2 tay ấn trên lưng và nhẹ nhàng ngồi lên lưng lợn, tiếp tục kích thích tạo cảm giác như lợn nọc nhảy lên lưng lợn nái.

- Đánh dấu thời điểm chịu nọc và mức độ chịu nọc của lợn nái (chịu nọc buổi sáng thì đánh dấu S, buổi chiều đánh dấu C).

- Sắp xếp lợn vào khu chờ phối.

Bảng 3.1: Thời điểm phối giống thích hợp

Loại lợn Lợn cai sữa 3 - 5 ngày Lợn chậm giống Lợn vấn đề Hậu bị

Lưu ý: Sau 3 liêu thử lại vẫn còn phê thì phối liêu thứ 4

* Quy trình thụ tinh nhân tạo trên lợn + Chuẩn bị dụng cụ phối

- Ống dẫn tinh quản

- Cây trợ phối, bao đai cát

+ Chuẩn bị tinh trước khi phối

- Lấy tinh trong tủ đựng tinh 16 - 180C - Đảo tinh

- Hâm tinh ở nhiệt độ 25 - 270C trong 10 phút - Hâm tinh ở 35 - 370C

- Kiểm tra tinh

+ Chuẩn bị lợn trước khi phối

- Sắp xếp heo tại khu phối (nái dạ thì 1 đực kẹp 5 nái, hậu bị và lợn vấn đề thì 1 đực kẹp 2 nái).

- Tắm lợn và vệ sinh sạch sẽ khu phối

- Rửa lợn bằng nước sạch (rửa từ ngoài vào trong)

- Rửa lợn bằng nước muối sinh lý 9% (rửa từ trong ra ngoài) - Vệ sinh lại bằng pank kẹp bông (mỗi con sử dụng riêng 1 pank) + Kỹ thuật cấy tinh lợn

- Hâm tinh ở nhiệt độ 35 - 370C trước khi phối 5 - 10 phút - Lau khô liều tinh và dùng kéo cắt đầu ống nhọn.

- Đặt ống phối nghiêng 1 góc 1350 so với mặt đất, xoay 3600 để đầu ống dính đầy gel bôi trơn

- đặt ống nghiêng 1 góc 450 so với mặt đất, xoay ngược kim đồng hồ đưa ống phối vào

- Khi tới cổ tử cung nâng ống phối lên song song với mặt đất và tiếp tục đưa vào.

- Đánh dấu sai khi phối và canh không cho lợn nằm 5 - 10 phút - Xịt sát trùng sau khi phối, ghi thẻ nái.

+ Kiểm tra sau khi phối

- Nếu có dịch hay mủ: ghi chép ngày tháng vấn đề dán vào thẻ nái và kép vấn đề.

+ Kiểm tra lợn lốc

- Dẫn nọc đi kiểm tra lợn lốc ( giai đoạn 18 - 24 ngày sau phối)

- Dùng máy khám thai để xác định lợn mang bầu (giai đoạn 35 - 42 ngày sau phối).

* Quy trình nuôi dưỡng lợn nái chửa

Lợn nái chửa được nuôi ở chuồng nái chửa 1 và chuồng nái chửa 2. Hàng ngày vào chuồng kiểm tra lợn để phát hiện: lợn phối giống không đạt, lợn bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để lợn nằm đè lợn phân, tra cám cho lợn, rửa máng, xịt gầm, phun thuốc sát trùng hàng ngày, chở phân ra khu xử lý phân. Cho lợn nái chửa ăn các loại thức ăn 566F, 567SF với khẩu phần ăn như sau:

- Đối với lợn nái chửa trước phối từ 1 - 7 ngày ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2.5 - 3.0 kg/con/ngày, ngày cho ăn 1 lần.

- Đối với lợn nái chửa từ lúc phối - 28 ngàyăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 2.0 -3.0 kg/con/ngày, ngày choăn 1 lần.

- Đối với lợn nái chửa từ 29 - 84 ngày ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 1.8 – 2.5 kg/con/ngày, ngày cho ăn 1 lần.

- Đối với lợn nái chửa từ 85 – 100 ngày ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn 3.0 - 3.5 kg/con/ngày, ngày cho ăn 1 lần.

- Đối với lợn nái chửa từ 100 - 110 ngày ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3.0 - 3.5 kg/con/ngày, ngày cho ăn 1 lần.

- Đối với lợn nái chửa từ 111 - 113 ngày bắt đầu giảm cám xuống 2,5 kg/con/ngày và sau mỗi ngày giảm xuống 0,5kg đến 114 ngày nếu chưa đẻ thì cho ăn 1,5kg đến lúc đẻ.

* Chuẩn bị đưa lợn lên chuồng đẻ

- Trước ngày đẻ dự kiến 5 - 7 ngày đưa nái lên chuồng đẻ - Chọn lợn lên chuồng đẻ dựa vào ngày đẻ dự kiến

- Tắm lợn sạch sẽ - Xịt sát trùng

- Đưa lợn lên chuồng đẻ * Quy trình thức ăn lợn nái đẻ

- Từ lúc đẻ cho lợn nái đẻ ăn thức ăn với tiêu chuẩn 1.5 kg/con/ngày và cứ sau 1 ngày tăng 1 kg thức ăn tăng đến 6.5 kg thức ăn thì dừng lại (chia làm 3 bữa sáng, trưa, tối).

- Phải đảm bảo đủ nước uống cho lợn nái vì nái tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ20 - 60 lít/ngày/nái.

- Vệ sinh sát trùng bộ phận sinh dục, bầu vú cho lợn trước và sau khi đẻ. - Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 24 - 28ºC là thích hợp nhất.

+ Quy trình dùng thuốc:

- Nái đẻ xong tiêm kháng sinh Hitamox LA 20ml/nái, tiêm 3 mũi liên tục mỗi mũi cách nhau 1 ngày.

- Nái đẻ hết con tiêm 2ml Oxytocin. - Sau đẻ 1 ngày tiêm 2ml Oxytocin.

- Sau đẻ2 ngày tiêm kháng sinh Hitamox LA 20ml + 2ml Oxytocin. - Sau đẻ 4 ngày tiêm kháng sinh Hitamox LA 20ml/nái.

* Quy trình đỡ đẻ

- Chuẩn bị lồng úm: Chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm đã được giặt sạch, sát trùng, phơi khô, sau đó khâu lồng úm.

- Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ bằng nước có pha sát trùng khi vỡ ối, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như

bột lăn Mistral, cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn, khăn lau, gel bôi trơn, nước rửa tay, dụng cụ để cân trọng lượng lợn con, cay thăm lợn.

+ Kĩ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi, bôi cồn vào rốn sau đó rắc bột lăn Mistral lên toàn bộ cơ thể lợn con cho nhanh khô rồi cho vào trong lồng úm.

- Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,75 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm.

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC - Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ bằng nước pha sát trùng, có lót thảm, mùa đông lắp thêm bóng ở trên vị trí bú rồi cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kỹ thuật can thiệp khi đẻ khó

Đẻ khó do lợn mẹ rặn đẻ yếu

+ Nguyên nhân:

- Nái không rặn hoặc đẻ chậm vì dạ con không co bóp - Có thể do nái già nên sức răn đẻ kém

- Nái có thể trạng gầy, sức khỏe không tốt + Biểu hiện:

- Khi thấy nái sinh khác thường: Tổng thời gian đẻ kéo dài, khoảng cách giữa các con đẻ ra quá lâu, lợn mẹ không có biểu hiện rặn đẻ hoặc rặn đẻ yếu…

+ Can thiệp:

- Chích Canci B12 và truyền Glucose + Aminolyte để bổ sung năng lượng - Tiếp tục theo dõi quá trình đẻ của lợn mẹ sau khi chích Oxytocine - Massage bầu vú để kích thích lợn mẹ rặn đẻ, và có thể can thiệp bằng cách móc lợn con ra.

 Đẻ khó do lợn con quá to hoặc nằm không đúng tư thế + Nguyên nhân:

- Con quá to do chế độ ăn khi nái chửa không đúng

- Âm hộ hẹp do phối giống lợn hậu bị ban đầu có thề trạng và tuổi còn nhỏ

- Lợn con nằm không đúng tư thế, khó sinh + Biểu hiện:

- Khi thấy nái sinh khác thường: Vỡ ối lâu mà không đẻ, lợn mẹ rặn liên tục, bụng căng lên do răn mạnh, chân co lại, đuôi cong lên run run hoặc quay tròn…

+ Can thiêp:

- Kiểm tra lợn con đã xuống vùng xương chậu chưa, nếu đã xuống thì can thiệp bằng cách móc lợn con ra

* Vệ sinh cho lợn nái sau khi đẻ xong

- Chuẩn bị dụng cụ: Thùng đựng nước sạch pha thuốc sát trùng (1:3200), khăn lau lợn, bàn chải.

- Gom nhau và xác lợn con chết vào bao - Bắt lợn con vào lồng úm

- Đập lợn nái đứng dậy

- Vệ sinh phần mông lợn và hai chân sau lợn mẹ - Vệ sinh bầu vú của lợn mẹ

- Vệ sinh sàn chuồng đẻ - Chờ khô ráo nước, sạch sẽ

- Chờ lợn mẹ nằm xuống, thả lợn con vào bú - Vệ sinh và thay tấm thảm lót lồng úm.

3.4.2.3.Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản tại trại

Thức ăn và dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăn nuôi lợn, nó quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn trong trang trại là do công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam sản xuất và chỉ được sử dụng nội bộ không được bán ra bên ngoài nên được phòng kỹ thuật công ty nghiên cứu sản xuất. Cám sử dụng đảm bảo thành phần dinh dưỡng và các thành phần khác để khi sử dụng vào trong chăn nuôi lợn sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao trong chăn nuôi. Trại hiện nay sử dụng 3 loại cám:

- Cám hỗn hợp 566F sử dụng cho nái chửa kỳ 1

- Cám hỗn hợp 567SF được sử dụng cho lợn đực giống, lợn hậu bị, nái chửa kỳ 2, nái nuôi con và nái chờ phối

- Cám 550P dạng viên và 550PF dạng bột sử dụng cho lợn con theo mẹ, lợn tập ăn và lợn cai sữa. Thành phần dinh dưỡng của 3 loại cám này được ghi ở bảng 3.2.

Bảng 3.2.Thành phần và giá trị dinh dưỡng của 3 loại thức ăn hỗn hợp

STT 1 2 3 5 6 7

Qua bảng trên ta thấy thành phần dinh dưỡng của 3 loại cám được xây dựng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại lợn ở từng giai đoạn khác nhau, đảm bảo cho lợn sinh tưởng và phát triển tốt, cho ra sản phẩm đạt năng suất cao.

Bảng 3.3. Khẩu phần ăn của nái mang thai và đẻ

Thời kì chửa Trước phối Từ tuần 1 – 4 Từ tuần 5 – 12 Từ tuần 13 – 16 Trước 3 ngày ngày 2 ngày đẻ dự kiến 1 ngày

Từ tuần phối thứ 1 đến tuần thứ 4: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566F mức cho ăn 2,5 - 3.0kg cám/nái/ngày đêm, tùy vào thể trọng của từng con mà mức

Từ tuần phối thứ5 đến tuần phối thức 12: cho ăn thức ăn hỗn hợp 566F với mức ăn 1,8- 2.5kg cám/ ngày đêm.

Từ tuần phối 13-16: Cho ăn thức ăn hợp 567SF với mức ăn 3.0 - 3.5kg cám/ngày đêm. Giai đoạn này giúp nái làm quen với cám mới trước khi chuyển sang chuồng đẻ.

Trước đẻ 3 ngày cho ăn 2 - 2,5 kg cám/con. Trước đẻ 2 ngày cho ăn 1,5- 2 kg cám/con. Trước đẻ 1 ngày cho ăn 1,5 kg cám/con. Ngày đẻ cho ăn 1,5 kg cám/con.

Sau đẻ ăn tự do Trước khi đẻ 0 - 10 ngày 2 ngày 12 - 14 giờ 6 giờ 2 - 4 giờ 30 phút - 2 giờ 15 - 30 phút 15 giây - 5 phút

3.4.2.4. Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái của trại

Công tác tiêm phòng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh trong chăn nuôi và tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Bảng 3.5 thể hiện lịch

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai và nái đẻ nuôi tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 44)