Ảnh hưởng của photpho đến sinh trưởng và tích lũy các hợp chất thứ cấp của vi tảo

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến một số đặc điểm sinh học của loài vi tảo thalassiosira sp (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng của nồng độ nitơ và photpho đến sinh trưởng và tích lũy các hợp chất thứ

3.3.2. Ảnh hưởng của photpho đến sinh trưởng và tích lũy các hợp chất thứ cấp của vi tảo

tảo T. weissflogii

Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ P khác nhau đến sinh trưởng của T. weissflogii được thể hiện ở hình 3.9 cho thấy việc tăng giảm photpho trong môi trường nuôi cũng tác động đến sự sinh trưởng của vi tảo (Hình 3.9).

Hình 3.9. Đường cong sinh trưởng vi tảo T. weissflogii ở các nồng độ photpho khác

nhau.

Đối với hai nghiệm thức P2 và P4 có nồng độ P lần lượt là 1,76 mgP/L và 3,52 mP/L, có đường cong sinh trưởng tương tự nhau, mật độ tế bào tăng trưởng khơng ổn định trong q trình thử nghiệm. Ở nghiệm thức P1, mật độ tế bào tăng trưởng ổn định và đạt mật độ cực đại vào ngày thứ 5 (0,7 ± 0,09 x 105 tế bào/mL) sau đó giảm dần. Tương tự như ở nghiệm thức N, khi giảm nồng độ P xuống 0,5 lần thì mật độ tế bào lại cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, giá trị cao nhất ghi nhận được tại ngày thứ 7 với 0,141 ± 0,03 x 106 tế bào/mL.

Hình 3.10. Tốc độ sinh trưởng của vi tảo T. weissflogii ở các nghiệm thức photpho khác

nhau.

Bảng 3.5. Tốc độ sinh trưởng của T. weissflogii ở các nồng độ P khác nhau.

P0,5 P1 P2 P4

Tốc độ sinh trưởng /ngày

0,186 ± 0,062 0,082 ± 0,031 0,108 ± 0,074 0,076 ± 0,065

Kết quả ảnh hưởng của P lên tốc độ sinh trưởng của vi tảo từ hình 3.10 và bảng 3.5 cho thấy, ở nghiệm thức giới hạn P (0,44 mgP/L) tốc độ sinh trưởng của T. weissflogii là

cao hơn (0,186 ± 0,062 /ngày) so với các nghiệm thức còn lại. Tại nghiệm thức với 3,52 mgP/L trong môi trường nuôi, tốc độ sinh trưởng của vi tảo chỉ đạt 0,076 ± 0,065 /ngày, thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, những sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng giữa các nồng độ P là không đáng kể (p-values>0,05).

b. Ảnh hưởng của photpho đến hàm lượng chlorophyll a và fucoxanthin trong vi tảo T. weissflogii

Từ hình 3.11. cho thấy, nồng độ P có tác động đến sự tích lũy chlorophyll a và fucoxanthin trong tế bào vi tảo T. weissflogii (p-values < 0.05) (Hình 3.11, Bảng 3.6).

Hình 3.11. Hàm lượng chlorophyll a và fucoxanthin trong tế bào ở các nồng độ photpho.

Bảng 3.6. Hàm lượng chlorophyll a và fucoxanthin của T. weissflogii ở các nồng độ P

khác nhau. P0,5 P1 P2 P4 Chlorophyll a 14,79 ± 2,89 pg/tế bào 37,36 ± 1,69 pg/tế bào 30,63 ± 8,54 pg/tế bào 24,39 ± 2,24 pg/tế bào Fucoxanthin 0,38 ± 0,34 pg/tế bào 8,26 ± 5,90 pg/tế bào 6,92 ± 4,48 pg/tế bào 14,20 ± 4,02 pg/tế bào

Nhìn chung, việc tăng hay giảm nồng độ P cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tích luỹ chlorophyll a. Hàm lượng chlorophyll a và fucoxanthin tích lũy trong tế bào có xu hướng càng tăng khi tăng nồng độ photpho trong môi trường và sẽ giảm khi giảm nồng độ photpho so với nghiệm thức đối chứng P1. Cụ thể, ở nghiệm thức P0,5 (0,44 mgP/L) chỉ thu được hàm lượng chlorophyll là 14,799 ± 2,89 pg/tế bào, trong khi đó ở nghiệm thức P1 và P2 trung bình thu được 34,001 ± 5,121 pg/tế bào cao gấp 2,29 lần so với P0,5. Tương tự, khi tăng nồng độ P lên 4 lần thì hàm lượng chlorophyll a thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (P1) (p = 0,03) chỉ thu được 24,394 ± 2,44 pg/tế bào. Kết quả thống kê cho thấy,

việc thay đổi nồng độ P cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tích lũy fucoxanthin nội bào của vi tảo T. weissflogii (p-values < 0,05). Việc bổ sung nồng độ P ở mức 3,52 mgP/L sẽ kích thích vi tảo tích lũy fucoxanthin cao nhất với 14,206 ± 4,023 pg/tế bào kết quả này khá tương đương với nghiệm thức P1 và P2 và cao hơn 37,09 lần so với nghiệm thức P0,5 (0,383 ± 0,347 pg/tế bào).

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến một số đặc điểm sinh học của loài vi tảo thalassiosira sp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)