Về hoạt động giảng dạy âm nhạc

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 28 - 29)

4. Bố cục đề tài

1.4.2.1. Về hoạt động giảng dạy âm nhạc

Trường THCS Tây Sơn đã đưa âm nhạc vào đời sống của HS góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có khả năng phát triển toàn diện để sau này trở thành những con người xây dựng

đất nước. Môn Âm nhạc ở trường THCS Tây Sơn được giảng dạy đúng quy định,

thông qua các phân môn: dạy hát, tập đọc nhạc, nhạc lý, âm nhạc thường thức. Ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức, trong phương pháp đào tạo, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo đối với đội ngũ GV âm nhạc tương đối đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Qua tìm hiểu thực tế việc giảng dạy âm nhạc cho thấy, về cơ bản GV đã đảm bảo thực hiện được chương trình đào tạo của Bộ GD & ĐT quy định. Phương pháp dạy dân ca ở trường THCS Tây Sơn nói chung rất giống nhau và tương đối đơn giản. Khi dạy hát một bài dân ca mới, thường là GV hát mẫu sau đó dạy HS hát từng câu, theo phương pháp truyền khẩu. Hơn nữa thì GV mở cho HS nghe đĩa CD các bài hát trong chương trình của Bộ GD & ĐT phát hành. Hầu như rất hiếm khi

các em HS được nghe những bài dân ca do chính các nghệ nhân biểu diễn. Việc thực hiện chương trình mang tính khô cứng, chưa có sự năng động sáng tạo, chưa tìm tòi đổi mới phương pháp để vừa gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời củng cố kỹ năng cho bản thân.

Lý do dẫn đến việc này một phần là do thời gian chương trình còn eo hẹp, các tiết học không đủ để chuyển tải những nội dung về văn hóa dân tộc, về ý nghĩa nhân văn trong các làn điệu dân ca. Do vậy, các em khó có thể cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi câu hò, điệu lý, những câu hát giao duyên... Bên cạnh đó bộ môn âm nhạc đã được Bộ GD & ĐT đưa vào nhà trường từ lâu, nhưng không phải môn học bắt buộc. Do nhiều lý do chủ quan cũng như khách quan và nhận thức chưa đúng mức của một số cán bộ quản lý, GV, nên bộ môn âm nhạc ít được quan tâm hoặc không được triển khai. Điều này tạo nên một nhận thức âm nhạc chỉ là môn học phụ, môn học chỉ có tính trang trí. Vì vậy làm cho GV âm nhạc trở nên mặc cảm, lạc lõng. Từ đó khiến cho các tiết học hát đôi khi chỉ mang tính chất đối phó, hay bị biến thành giờ hát thuần túy thiếu tính giáo dục.

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)