Nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 32 - 39)

4. Bố cục đề tài

1.4.2.2.2. Nội dung hoạt động

Đối với nội dung HĐNK âm nhạc được phỏng vấn với 03 GV âm nhạc, 01 tổng phụ trách và BGH nhà trường tại trường THCS Tây Sơn thì có 100% GV đều cho rằng HĐNK âm nhạc rất hữu ích. Về nội dung tổ chức HĐNK thì nhà trường đều tổ chức Hội diễn văn nghệ với nội dung Mừng Đảng Mừng xuân, còn các ngày kỉ niệm khác thì chỉ tổ chức các tiết mục văn nghệ đơn giản.

Các hình thức tổ chức HĐNK âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn được tổ chức rất đa dạng nên mỗi hình thức sẽ có các nội dung và cách thức tổ chức riêng cho phù hợp với từng hình thức và mục đích hướng đến. Đối với hình thức HĐNK âm nhạc thông qua sinh hoạt chủ điểm hướng tới nội dung như:

Ngày Nội dung chủ điểm

5/9 Chào mừng năm học mới

10/10 Cả nước hướng về thủ đô

20/11 Nhớ ơn thầy cô

3/2 Em là mầm non của Đảng

30/4 Đất nước trọn niềm vui

19/5 Hoa thơm dâng Bác

Đối với hình thức lồng ghép hoạt động âm nhạc trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp, thì nội dung âm nhạc vẫn chưa được chú trọng quan tâm và đầu tư hiệu quả. Đối với việc lồng ghép hoạt động âm nhạc trong giờ chào cờ đơn thuần chỉ là mời các em HS ai muốn tham gia tiết mục văn nghệ gì thì tham gia, các tiết mục văn nghệ này là tự phát nên GV không thể kiểm soát được nội dung bài hát mà các em tham gia. Chính vì không thể kiểm soát được nội dung bài hát nên việc trình diễn

các bài hát hát với nội dung không đúng lứa tuổi cũng như không phù hợp với văn hóa Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến việc tư duy và thẩm mỹ nghe nhạc của các em, sau này sẽ tạo cho các em thói quen xấu khi chọn và nghe nhạc. Còn đối với việc lồng ghép hoạt động âm nhạc trong giờ sinh hoạt lớp thì nội dung vẫn không được GV chủ nhiệm quan tâm, đa phần là những bài hát tập thể và các tiết mục văn nghệ do các thành viên trong mỗi tổ trình bày. Nếu hoạt động âm nhạc lồng ghép này được GV âm nhạc, tổng phụ trách và GV chủ nhiệm phối hợp và chú trọng đầu tư về phần nội dung thì hoạt động này rất hữu ích, góp phần mang âm nhạc đến gần hơn chút nữa với các em HS lứa tuổi thiếu niên.

1.4.2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoại khóa âm nhạc

Để khảo sát về cơ sở vật chất phục vụ HĐNK âm nhạc, tác giả đã phỏng vấn với 03 GV âm nhạc, 01 tổng phụ trách và BGH nhà trường tại trường THCS Tây Sơn. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2: Khảo sát về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ngoại khóa âm nhạc STT Nội dung câu hỏi Thiết bị, nhạc cụ, cơ sở vật chất Tỷ lệ %

Câu 4

Nhà trường hiện

đang có những

phương tiện, cơ sở vật chất nào, số lượng bao nhiêu để phục vụ môn âm nhạc và chương trình ngoại khóa âm nhạc?

Đàn phím điện tử 100%

Tư liệu tham khảo 30%

Phòng dạy nhạc có cách âm 100% Màn hình 100% Loa 100% Máy chiếu 100% Tài liệu 40% Tranh ảnh 60% Piano 75% Câu 5

Hiện nay, nhà trường

còn thiếu những

phương tiện, cơ sở vật chất nào để đáp ứng cho môn âm nhạc và chương trình ngoại khóa âm nhạc?

Âm thanh công suất lớn 100%

Guitar 100%

Thanh phách 100%

Máy tính 100%

Tư liệu tham khảo 100%

Trang phục biểu diễn

Hiện nay, trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng đã trang bị đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học tương đối đầy đủ để phục vụ môn Âm nhạc. Cụ thể các phương tiện dạy học gồm có:

- Nhạc cụ: đàn phím điện tử, Piano. - Sách giáo khoa.

- Băng đĩa nhạc, tivi, loa, máy cassette.

- Máy chiếu, màn hình, mạng internet và phần mềm trình chiếu…

Tuy nhiên để dạy học âm nhạc nói chung cũng như để phục vụ HĐNK âm nhạc nói riêng thì cơ sở vật chất như vậy vẫn còn hạn chế. Nhà trường đã trang bị nhạc cụ phục vụ cho các giờ âm nhạc đa số là: đàn phím điện tử. Bên cạnh đó thì âm thanh, ánh sáng của các trường không đủ chất lượng để phục vụ cho HĐNK âm nhạc ở quy mô lớn. Điều này rất cần đến sự quan tâm tạo điều kiện từ các Sở, Ban, Ngành và BGH nhà trường, đồng thời bản thân GV cũng phải cố gắng cập nhật, trao dồi kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, nổ lực trong tìm kiếm, khai thác nguồn tư liệu thì mới mong dạy học và tổ chức HĐNK nhạc được hiệu quả, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS ở mức độ cao.

1.4.2.2.4. Mức độ quan tâm của học sinh và phụ huynh đối với việc đưa dân ca QN - ĐN vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong nhà trường.

Khảo sát mức độ quan tâm của HS và PH về việc đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc được khảo sát với 160 HS và 160 PH của 04 lớp (2 lớp khối 7 và 2 lớp khối 8) tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3: Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh và phụ huynh

STT Câu hỏi khảo sát Câu trả lời Số lƣợng

phiếu chọn Tỷ lệ %

Câu 3

Em có năng khiếu gì nổi trội?

(Câu hỏi cho HS )

Hát 47 29,4% Nhạc cụ 23 14,4% Vẽ 19 11,9% Múa, nhảy 16 10% Thể thao 12 7,5% Năng khiếu khác 43 26,9 Câu 4

Em có muốn phát triển năng khiếu của mình không? (Câu hỏi cho HS)

Có 97 60,6%

Không 31 19,4%

Câu 5

Em có biết bài hát dân ca nào của VN không?

(Câu hỏi cho HS)

Có 47 29,4% Không 113 70,6% Câu 6 Nếu nhà trường tổ chức HĐNK âm nhạc về các làn điệu dân ca em sẽ tham gia như thế nào? (Câu hỏi cho HS) Tích cực 42 25,2% Trung bình 67 65,6% Không tích cực 51 31,9% Câu 7

Con anh/chị có năng khiếu gì nổi trội?

(Câu hỏi cho PH)

Không biết 46 28,8% Vẽ 21 13,1% Nhạc cụ 7 4,4% Hát 56 35% Múa 11 6,9% Thể thao 19 11,9% Câu 8

Anh/chị có muốn phát triển năng khiếu của con mình không? (Câu hỏi cho PH)

Có 87 54,4%

Không 22 13,8%

Không quan tâm 51 31,9%

Câu 9

Anh/chị có đã nghe qua một số làn điệu của dân ca QN - ĐN (ví dụ: bài chòi)? (Câu hỏi dành cho PH)

Có 31 19,4%

Không 57 35,6%

Không quan tâm

72 45%

Câu 10

Theo anh/chị đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc có cần thiết được tổ chức trong nhà trường không?

(Câu hỏi dành cho PH)

Có 77 48,1%

Không 19 11,9%

Không quan tâm

64 40%

Câu 11

Nếu nhà trường đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc thì anh/chị sẽ khuyến khích các con tham gia ở mức độ nào? (Câu hỏi dành cho PH)

Nhiệt tình 97 60,6%

Tham gia chỉ để

lấy điểm thi đua 28 17,5%

Không quan tâm,

tùy con. 35 21,9%

Câu 12

Ngoài giờ học trên lớp, anh/chị thường cho con giải trí bằng hình thức nào? (Câu hỏi dành cho PH)

bằng trò chơi điện tử

Cho con tham gia hoạt động ngoại khóa tại

trường, hoặc

theo đuổi năng khiếu nổi trội của con mình.

134 83,8%

Không quan tâm, chỉ cần con có thành tích học tập tốt là được.

23 14,4%

Nhìn vào kết quả khảo sát của Bảng 3 ta có thể thấy có đến 70,6% HS không biết bài hát dân ca nào, thậm chí có em còn không hiểu dân ca là gì hoặc không để tâm đến. Chỉ có 25,2% HS sẽ tham gia tích cực vào chương trình HĐNK âm nhạc về các làn điệu dân ca, số còn lại phần lớn có ý kiến trung lập hoặc không tham gia tích cực. 28,8% số PH không biết về năng khiếu của con mình, 13,8% PH không muốn và 31,9% không quan tâm đến việc phát triển năng khiếu của các em mà chỉ quan tâm đến kết quả học tập, nhưng khi lựa chọn giữa trò chơi điện tử và tham gia HĐNK thì có tới 83,8% PH lựa chọn tham gia HĐNK âm nhạc và phát triển tài năng âm nhạc. Như vậy có thể thấy một thực trạng đáng buồn đang diễn ra ở nước ta hiện nay là tình trạng con trẻ bị ép học quá nhiều mà không có thời gian dành cho các HĐNK nhất là ở bậc THCS. Có đến 14,4% PH chỉ cần học giỏi là được, không cần phải quan tâm đến những hoạt động khác. Đó là một quan niệm sai lầm bởi các HĐNK nói chung và HĐNK âm nhạc nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho độ tuổi thiếu niên. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nếu thiếu các HĐNK các em sẽ khó lòng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, dễ rơi vào trầm cảm và khó thích nghi với cuộc sống xung quanh.

Hiện nay là có những em phải ngồi vào bàn học từ 9-10 tiếng/ngày, việc học quá nhiều như vậy sẽ khiến cho các em cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi bởi con không còn thời gian cho những hoạt động vui chơi, nô đùa theo đúng độ tuổi và sở

thích của mình nữa. Đặt quá nhiều kỳ vọng vào con trẻ hoặc do con học không được bằng bạn bè mà nhiều bậc PH đã tìm mọi cách bắt con học thật nhiều. Nên việc nhà trường đưa các HĐNK âm nhạc để giúp các em giải tỏa áp lực và phát huy năng khiếu của mình cũng gặp rất nhiều khó khăn vì không được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía PH cho nên các chương trình ngoại khóa âm nhạc được tổ chức rất ít và không được quan tâm nhiều. Dân ca QN - ĐN còn rất xa lạ với nhiều PH, chỉ có 19,4% PH đã nghe qua các bài dân ca QN - ĐN và có 11,9% PH cảm thấy không cần thiết đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc nên nhà trường và GV không thể phát huy hết năng lực để tổ chức nhiều các HĐNK âm nhạc về dân ca QN - ĐN đến gần hơn với các em HS.

Có 17,5% PH ý kiến rằng nếu nhà trường đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc thì cũng cho con tham gia góp mặt cho đủ phong trào, tránh bị ảnh hưởng đến điểm thi đua của lớp chứ không mấy hào hứng trong vấn đề này. Thậm chí có nhiều bậc PH còn nhốt trẻ ở trong nhà làm bạn với tivi và các trò chơi điện tử mà không biết rằng họ đã vô tình cướp đi tuổi thơ của con trẻ. Bên cạnh đó, có đến 60,6% PH lại khuyến khích con em của họ và ủng hộ nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa về dân ca QN - để giúp các em tăng khả năng sáng tạo, học hỏi, giao lưu và phát triển hơn trong lĩnh vực âm nhạc địa phương.

Bên cạnh việc giáo dục cho các em HS vai trò của dân ca QN - ĐN thông qua HĐNK thì việc phổ biến vai trò của việc đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc đến với PH rất cần thiết, đòi hỏi GV chủ nhiệm mỗi lớp và BGH nhà trường có những giải pháp giúp PH hiểu biết và khuyến khích các con của mình tham gia nhiệt tình hơn các chương trình HĐNK âm nhạc do nhà trường tổ chức.

* Tiểu kết Chƣơng 1:

Dân ca được xem là tài sản vô giá của ông cha ta từ ngàn xưa để lại, dân ca là hơi thở của dân tộc, lưu giữ và bảo vệ dân ca là bảo vệ dòng máu chảy trong cơ thể của mỗi thế hệ trẻ. Vì vậy, giáo dục dân ca địa phương thông qua các HĐNK âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở HS quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực và với nghệ thuật. Qua những làn điệu dân ca của mỗi địa phương giúp giáo dục cái đẹp trong suy nghĩ từ đó có được quan niệm cái đẹp đúng đắn của bản thân để HS biết phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa để rồi hướng tới một nếp sống lành mạnh tích cực, sống theo

quy luật của cái đẹp, biết lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống từ đó khiếu thẩm mỹ ngày càng được tăng lên.

Qua tìm hiểu chương trình sách giáo khoa âm nhạc bậc THCS, điều tra quan sát thực trạng hoạt động giảng dạy âm nhạc và HĐNK âm nhạc ở trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng cho thấy vốn hiểu biết của HS về văn hóa văn nghệ dân gian QN - ĐN còn quá ít ỏi. Kết quả khảo sát thu được nhìn chung, các em HS đã nhận thức được tầm quan trọng của dân ca QN - ĐN, tuy nhiên nhận thức này còn chưa có độ chính xác cao và sâu . Phần lớn các em chưa được tiếp xúc và trải nghiệm về hát dân ca QN - ĐN. Bởi đây là loại hình nghệ thuật dân gian có từ lâu đời nhưng các em vẫn còn xa lạ, điều này góp phần tạo động lực bước đầu đưa các làn điệu dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng nói riêng và trên địa bàn toàn quốc nói chung. Vậy nên, đưa dân ca QN - ĐN vào HĐNK âm nhạc tại trường THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng rất cần thiết và phù hợp để các thế hệ trẻ tương lai góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian.

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƢA DÂN CA QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ÂM NHẠC TẠI TRƢỜNG

THCS TÂY SƠN - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)