Học qua tài liệu sách vở, kết hợp nghe trên video

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 48 - 49)

4. Bố cục đề tài

2.1.3.2. Học qua tài liệu sách vở, kết hợp nghe trên video

Nếu như trước đây các nghệ nhân hay giáo viên âm nhạc truyền dạy hát dân ca theo phương pháp truyền khẩu, trong quá trình đó ít có sử dụng sách vở, tài liệu, tranh ảnh, video để phân tích và thuyết trình về các làn điệu dân ca trước khi dạy, thì hiện nay khi truyền dạy hát dân ca giáo viên còn kết hợp phương pháp học qua tài liệu sách vở, kết hợp nghe trên video giúp HS hiểu và nắm rõ nội dung của làn điệu dân ca. Thông qua phương pháp này học sinh có thể tái hiện được nội dung ca ngợi về con người, cảnh đẹp quê hương đất nước, cuộc sống sinh hoạt của con

người địa phương, như vậy sẽ tạo được hứng thú, tò mò của học sinh.

Vào các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ, hoặc trong giờ ra chơi giữa buổi, GV âm nhạc có thể mở băng đĩa các bài dân ca trên hệ thống loa đài của nhà trường, các em vừa vui chơi, sinh hoạt vừa được nghe các bài dân ca nơi mình sinh sống hoặc hướng dẫn và giúp đỡ một số lớp xây dựng và tập luyện một tiết mục dân ca (có thể là đơn ca, tốp ca hoặc kết hợp múa và hát) hát trong giờ chào cờ đầu tuần, đầu tháng…

Ngoài ra, giáo viên có thể tuyên truyền cho phụ huynh HS biết những lợi ích của dân ca, để từ đó các bậc cha mẹ có thể phối hợp cùng các em tìm hiểu thêm về các kiến thức dân ca ở nhà bằng cách cho học sinh xem và nghe các video về các bài hát dân ca QN - ĐN. Bằng cách này, các làn điệu dân ca cứ dần thấm vào tâm hồn học sinh một cách tự nhiên. Từ chỗ thuộc, rồi hiểu và yêu thích. Đây là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về dân ca rất hữu ích.

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)