Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 30 - 32)

4. Bố cục đề tài

1.4.2.2.1. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc

Khảo sát về hình thức hoạt động ngoại khóa âm nhạc được khảo sát với 160 em học sinh khối lớp 7, 8 tại trường THCS Tây Sơn thành phố Đà Nẵng (tối thiểu 40 HS/1 lớp). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 1: Khảo sát hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc

STT Nội dung câu hỏi Câu trả lời Số lƣợng

phiếu chọn Tỷ lệ%

1

Các em có thích tham gia hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường không?

a. Có 123 76,9%

b. Không

37 23,1%

2

Trong các hình thức hoạt động ngoại khóa âm nhạc, các em thích hình thức hoạt động ngoại khóa nào?

a.Tham gia hội thi,

diễn văn nghệ. 74 46,3%

b.Tham gia các tiết mục văn nghệ trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp.

35

21,9% c.Tham gia câu lạc bộ

văn hóa nghệ thuật các khối lớp hoặc toàn trường.

63 39,4%

d.Tham gia trò chơi âm

nhạc. 145 90,6%

Nhìn vào kết quả khảo sát thì 76,9% các em thích tham gia HĐNK âm nhạc. Trường THCS Tây mọi năm đều tổ chức các hội thi hội diễn văn nghệ và không có hình thức tổ chức nào khác. Các em thích nhất hoạt động tham gia trò chơi âm nhạc chiếm 90,6%, tiếp đến là tham gia gia hội thi hội diễn văn nghệ chiếm 46,3%, chiếm 39,4% số lượng các em thích tham gia vào câu lạc bộ, tuy nhiên hiện nay trường THCS Tây Sơn vẫn chưa có CLB nghệ thuật nào. Cuối cùng là 21,9% số lượng HS thích tham gia các tiết mục văn nghệ trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp.

Qua tìm hiểu ở trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng, tác giả nhận thấy bên cạnh việc phát triển các thành tích về học tập mà nhà trường còn chú trọng đến các HĐNK. Ngoài các giờ học âm nhạc mang tính phổ cập là chính thì trong những năm gần đây phong trào về HĐNK âm nhạc ở nhà trường luôn tạo khí thế rất sôi nổi, được các em HS và GV rất phấn khởi, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho HS toàn trường. Hằng năm, nhà trường có rất nhiều HĐNK âm nhạc được thực hiện bằng hình thức như sinh hoạt chủ điểm thông qua kỉ niệm một số ngày lễ lớn trong năm như tổ chức các hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11, 22/12, mừng Đảng mừng Xuân, ngày sinh nhật Bác Hồ, sinh nhật Đội, giao lưu văn nghệ trong trường, lễ khai giảng, tổng kết năm học…. Tuy nhiên theo khảo sát thì số lượng cuộc thi hội diễn vẫn còn rất ít, một năm trường chỉ tổ chức từ một đến hai chương trình lớn và được chú trọng đầu tư như hội diễn Mừng Đảng Mừng Xuân, Em là mầm non của Đảng. Còn lại những ngày kỉ niệm khác thì các tiết mục văn nghệ sẽ được đội, nhóm văn nghệ của nhà trường đảm nhận với các tiết mục hát đơn ca, song ca, tam ca và các tiết mục đó không được đầu tư bài bản. Bên cạnh đó, các em HS còn rất rụt rè trong việc phát triển năng khiếu của mình, nên chỉ những chương trình văn nghệ lớn mới được các GV âm nhạc và HS tham gia đầu tư, còn lại các tiết mục âm nhạc trong các ngày lễ khác mặc nhiên do đội văn nghệ nhà trường đảm nhận vì các em trong đội văn nghệ có năng khiếu nổi trội và mạnh dạn hơn với các bạn còn lại, và vì sức ép của chương trình học hiện nay rất nặng nên GV âm nhạc rất ngại khuyến khích các em HS tham gia tập luyện các tiết mục văn nghê vì sợ ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS.

Bên cạnh sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc bằng hình thức sinh hoạt chủ điểm thì ở trường THCS Tây Sơn còn lồng ghép hoạt động âm nhạc trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp… đa phần lồng ghép các tiết mục văn nghệ tự phát là chủ yếu, trong giờ chào cờ và sinh hoạt lớp nếu còn thời gian thì tổng phụ trách và GV chủ nhiệm sẽ cho các em xung phong tham gia các tiết mục văn nghệ để giao lưu. Cho nên các tiết mục được tham gia không được lựa chọn kĩ càng về nội dung cũng như hình thức biểu diễn, một số nội dung bài hát chưa phù hợp với lứa tuổi của các em, các em sử dụng khá nhiều các bài hát người lớn về tình yêu đôi lứa có những từ ngữ không phù hợp với văn hóa Việt Nam mà GV không thể kiểm soát được. Cho nên, nội dung và hình thức lồng ghép hoạt động âm nhạc này vẫn còn rất nhiều hạn chế

rất cần giáo viên và nhà trường phối hợp đầu tư để hoạt động này phát triển một cách hữu ích.

Hầu hết các hình thức sinh hoạt âm nhạc đều được các GV âm nhạc và BGH nhà trường định hướng phát triển cho HĐNK âm nhạc, tuy nhiên việc chú trọng đầu tư về phần nội dung vẫn chưa đươc thực hiện vì nhiều lí do chủ quan và khách quan. Cho nên rất cần sự phối hợp, sự tham gia nhiệt tình từ HS, GV chủ nhiệm, GV âm nhạc, BGH nhà trường nhằm giúp các em đến gần với âm nhạc hơn. Chính sự tham gia vào các HĐNK âm nhạc, giúp các em có điều kiện rèn luyện các thế mạnh của mình về âm nhạc và nuôi dưỡng cho các em niềm say mê trong âm nhạc.

Một phần của tài liệu Đưa dân ca quảng nam đà nẵng vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc tại trường thcs tây sơn, tp đà nẵng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)