Khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 74)

3. Ý nghĩa của nghiên cứu

3.4.2. Khó khăn, tồn tại

Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đền bù, hỗ trợ và tái định cư là thực hiện các hoạt động phục hồi sinh kế nhằm đảm bảo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có đời sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn so với thời kỳ trước khi có dự án. Thực tế cho thấy, khi người dân bị thu hồi đất, việc chi trả đền bù bằng tiền chưa đủ đảm bảo một tương lai lâu dài và bền

vững, đặc biệt là đối với các hộ dân vốn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và không có đất thay thế để tiếp tục canh tác.

Những khó khăn của vấn đề phục hồi kinh tế: không còn nhiều đất nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, chưa quen với việc quản lý và sử dụng tiền đền bù để phát triển kinh tế mà chỉ tập trung vào xây nha to, mua sắm tiện nghi...

Khi thu hồi đất để xây dựng dự án đã làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.

Cơ hội tiếp cận nhưng kỹ thuật tiên tiến của xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi kế sinh nhai của mình. Khi bị thu hồi đất các hộ nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Phần lớn họ đều sử dụng để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho cuộc sống của người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hõ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.

Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi. Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất đẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ

trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng.

Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội. Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất.

Việc bồi thường đất và các tài sản trên đất là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp liên quan đến quyền lợi và đời sống của nhiều ngừời dân trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên dễ gây ra hiểu lầm dẫn đến khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và an ninh xã hội. Vì vậy mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp ngành để giải quyết kịp thời dứt điểm.

Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn, hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa chính quy, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của một số địa phương trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai trong quá trình sử dụng.

Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác, phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.

Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi, nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã sinh sống trên mảnh đất bị thu hồi, ngôi nhà đang ở là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗ ở.

Công tác bồi thường GPMB là một hoạt động rất khó khăn, phức tạp, đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót vì thế vẫn chưa nhận được sự ủng hộ tối đa của người dân trong khu vực GPMB.

3.4.3. Đề xut phương án gii quyết và rút ra nhng bài hc kinh nghim cho công tác bi thường gii phóng mt bng

3.4.3.1. Về cơ chế, chính sách

Để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc đền bù, hỗ trợ và TĐC khi thực hiện GPMB, đảm bảo thực hiện chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân bị thu hồi đất, cần tập trung một số vấn đề sau:

Bãi bỏ bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng đất vì đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước miễn thuế 100% nên việc bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng là không còn phù hợp và nó cũng là một trong các nguyên nhân các hộ không nhận tiền bồi thường GPMB.

Cần thay thế khung giá đất: Giá các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất không được xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Trong trường hợp định giá đất thấp, người bị thu hồi sẽ phản ứng (có thể quyết liệt), còn người được giao đất lại chấp nhận (do nộp tiền sử dụng đất với giá thấp) nhưng dễ phát sinh tiêu cực và sử dụng lãng phí, tổng quan nhà nước vẫn chịu thiệt hại.

Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá.

Về tín dụng: Hiện nay, chính sách về tín dụng của nhà nước quá chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp đã không thể tiệp tục hoạt động sản xuất kinh doanh do không đủ vốn, dẫn đến hàng trăm lao động thất nghiệp. Bên cạnh đó nhà

nước cần có chính sách thông thoáng hơn trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các KCN để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuê địa điểm trên địa bàn huyện tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động.

Để thực hiện Luật Đất đai 2013 và Nghị định 197/2004/NĐ - CP, Nghị định 84/2007/NĐ – CP, Nghị định số 69/2009/NĐ – CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề chỉnh sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân (như hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạm cư, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm...), cơ chế chính sách TĐC cần phải được sớm tiến hành nếu không nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật đất đai, gây bất lợi, ảnh hưởng tới tiến độ GPMB. Đồng thời với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác GPMB.

Cần bổ sung vào Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của nhà đầu tư đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi. Nên đặt vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi là vấn đề kinh tế, chính trị xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có trách nhiệm phối hợp với các nhà đầu tư giải quyết.

3.4.3.2. Về giá đất bồi thường, hỗ trợ

* Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất

Nội dung chính của phương án bồi thường, hỗ trợ là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lý xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác định được giá bồi thường về đất. Có tính được như vậy thì giá đất phục vụ cho công tác bồi

thường GPMB mới phản ánh được đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.

* Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi

Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường thiệt hại về tài sản đã được tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Tuy nhiên cần thường xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch giữa các thời điểm .

+ Giá đất nông nghiệp tính để bồi thường, hỗ trợ nên được ổn định trong 5 năm, tránh tình trạng thay đổi liên tục làm ảnh hưởng tiến độ dự án.

+ Vận dụng các phương pháp định giá mới nhất nhằm đưa ra giá đất sát với thực tế thị trường đặc biệt cần tránh sự chênh lệch quá lớn giữa các khu vực..

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đưa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động…

* Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp (hoặc diện tích đất nông nghiệp còn lại quá nhỏ)

Các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc diện tích còn lại qua nhỏ gặp khó khăn đặc biệt về việc làm và thu nhập. Việc chuyển đổi nghề nghiệp

không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy, phải có chính sách hỗ trợ riêng cho những trường hợp này.

3.4.3.3. Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng

Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước.

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp Chính quyền quan tâm coi trọng. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ như sau:

Thực hiện dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thể hiện rõ trong từng bước công việc. Người dân phải được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình được tham gia ý kiến bàn bạc về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.

3.4.3.4. Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, giải quyết các tác

động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi

Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm theo hướng sử dụng ít đất nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động.

Khuyến khích người nông dân còn đất dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng đất đai từ hộ có ít đất nông nghiệp sang một số hộ có chuyên canh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần theo hướng nông nghiệp sinh thái.

Phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ: Để giải quyết lao động dôi dư không có khả năng xin việc trong các công ty, các KCN, dịch vụ cần phát triển các trang trại vừa và nhỏ. Để làm được như vậy cần có chính sách khuyến khích nông dân chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp cùng với việc giới hạn về quy mô tránh hiện tượng tích trữ ruộng đất, hợp tác giữa các nhóm hộ để cùng phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn. Khuyến khích việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái (câu cá giải trí) nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến khích các hộ, đơn vị cải tạo hồ, ao, đầu tư kè ao hồ nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước đồng thời chống lấn chiếm của các hộ dân xung quanh.

Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có hai ý nghĩa, một là sự bồi thường những thiệt hại cho cộng đồng nói chung, bao hàm cả người có đất bị thu hồi và những người khác. Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển, gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác bi thường, gii phóng mt bng trên địa bàn huyn Thường Tín, thành ph Hà Ni

“ tôi rút ra một số kết luận sau:

- Tổng số diện tích đất bị thu hồi giải phóng mặt bằng của dự án là 23.438m2 với 16.963,96m2 của 104 hộ dân và 6.474,04m2 đất nông nghiệp do xã quản lý.

- Về tình trạng của người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng dự án: Cơ bản đã có sự thay đổi tích cực, số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 56,73%; số hộ có thu nhập không đổi 33,65% và 6,62%.

+ Số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra giảm từ 44,89% trước khi thu hồi đất xuống 30,18% sau khi thu hồi đất; Tỷ lệ lao động tìm được công việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất có tăng lên so với trước khi thu hồi đất: từ 19,68% lên 33,96%; Tỷ lệ lao động chuyển đổi hình thức kinh doanh phi nông nghiệp tăng từ 15,74% lên 16,98%...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w