3. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.3.4. Một số khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các
để phát triển các khu đô thị và các công trình công cộng
Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân khiến khiếu kiện về đất đai (chiếm 70% đơn thư khiếu nại), trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay là do những vướng mắc về công tác đền bù GPMB, tập trung ở những vấn đề như: nguồn gốc đất của các tổ chức, hộ dân chưa rõ ràng; giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị trường. Ngoài ra, liên quan trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất vẫn còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch và ở mức độ nào đó là sự tùy tiện của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu hồi, bồi thường thiệt hại. Cùng với đó, là những vướng mắc về chính phía người dân bị thu hồi đất khi được bồi thường thiệt hại. Nhiều trường hợp do bức xúc, người dân thường có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời đến nơi ở mới.
Trong đơn phản ánh của bạn đọc trú tại tổ dân phố Ngọc Trục 2, Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cũng không đồng tình với việc thu hồi đất GPMB của UBND quận Nam Từ Liêm giao cho Công ty Cổ phần phát triển đầu tư và dịch vụ Việt Nhật để làm dự án Đầu tư khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe tại phường Đại Mỗ. Ý kiến của các hộ dân hoàn toàn ủng hộ việc UBND quận Nam Từ Liêm có chủ trương thu hồi đất để làm dự án. Tuy nhiên, các hộ dân cho rằng, dù là đất được giao sử dụng vào mục đích canh tác đất nông nghiệp, nhưng các hộ dân đã khai hoang phục hóa và đầu tư số tiền lớn để trồng cây lâu năm, trại chăn nuôi… Vì vậy, nếu chỉ áp mức bồi thường giá đền bù theo quy định là 108.000 đồng/m2 và 201.600 đồng/m2, thì người dân thiệt thòi… Chính vì chưa có sự đồng thuận giữa Ban GPMB và các hộ dân, nên đến nay vẫn còn nhiều hộ chưa nhận tiền bồi thường.
Những vướng mắc trong công tác hỗ trợ, đền bù GPMB nêu trên là thực tế đang xảy ra tại nhiều địa phương. Trong đó phổ biến là tình trạng người dân được bồi thường đất thuộc diện quy hoạch với giá thấp và những người này lại phải mua đất tái định cư với giá cao. Trong khi đó, đất của họ khi bị thu hồi thì lại được doanh nghiệp chia lô để bán thành khu tái định cư mới cho những người có nhu cầu, nên gây ra bức xúc, khiếu kiện kéo dài. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, nhất là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ,
giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết vấn đề này, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Thời gian tới, Hà Nội nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung thực hiện hàng nghìn dự án, do vậy nhu cầu về thu hồi đất càng cao và trở thành thách thức lớn đối với phát triển kinh tế cũng như các vấn đề chính trị, xã hội của quốc gia. Để tháo gỡ vướng mắc, hạn chế những khiếu kiện về đất đai, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác GPMB đến tận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, tin tưởng, tự giác trong tổ chức thực hiện, nhất là người dân có đất nằm trong vùng dự án. Cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có dự án xây dựng công trình chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu, thường xuyên bám sát các địa bàn trọng điểm, có khó khăn về GPMB để triển khai thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm cao. Cần xây dựng, thực hiện chương trình giám sát việc thực hiện công tác GPMB và các chủ trương, chính sách hỗ trợ công tác GPMB đúng quy định pháp luật. Chủ đầu tư, các đơn vị thi công tập trung phương tiện, nhân lực tổ chức thi công với phương châm bàn giao mặt bằng đến đâu thi công đến đó. Đồng thời phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành liên quan kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án. Kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm, những đối tượng xúi giục, kích động nhân dân làm trái chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Kịp thời khen thưởng, động viên những địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân nỗ lực thực hiện tốt công tác GPMB. (https://nhandan.vn/bandoc/thao-go-vuong- mac-trong-cong-tac-den-bu-giai-phong-mat-bang-290007)