Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 70)

Thu nhập cao hơn Thu nhập không đổi Thu nhập kém đi

Tổng

(Nguồn: Kết quả điều tra thu thập từ hộ dân) Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân bảng cho ta thấy số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 56,73%, những hộ này đa phần là nhận được số tiền đề bù và chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp như buôn bán và cách nhành nghề dịch vụ hoặc các ngành nghề khác cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, có 33,65% số hộ có thu nhập không đổi và 6,62% có thu nhập kém đi những hộ này đa phần là những hộ bị mất nhiều diện tích đất. Những hộ dân này cho

rằng thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất thấp hơn so với trước đó do họ chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh.

3.3.4nh hưởng đến vic phát trin các công trình h tng k thut,h tng xã hi h tng xã hi

Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân sự thay đổi đáng kể, người dân trong vùng dự án đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hôi. Hiện nay người dân trên địa bàn xung quanh dự án đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Qua điều tra 104 hộ trong vùng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Kết quả cụ thể:

Bảng 3.12. Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

Mức thu nhập

Số hộ đánh giá tốt hơn Số hộ đánh giá không đổi Số hộ đánh giá kém hơn

Tổng

(Nguồn: Kết quả điều tra, phỏng vấn từ hộ gia đình) Trên tổng số 104 hộ điều tra có 65 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trước khi thành lập dự án chiếm 62,50%, có 35 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội không thay đổi so với trước khi thành lập dự án chiếm 33.65%, có 04 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội kém đi so với trước khi thành lập dự án chiếm 3,85%. Như vậy, rõ ràng việc xây dựng dự án có ảnh hưởng tốt tới quan hệ gia đình ở các xã nằm trong phạm vi thu hồi của dự án.

3.3.5. Tác động đến mi quan h trong gia đình.

Bảng 3.13. Đánh giá về tác động của Dự án đến mối quan hệ trong gia đình của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

TT

Chỉ tiêu

1 Số hộ đánh giá tốt hơn

2 Số hộ đánh giá không thay đổi

3 Số hộ đánh giá kém đi

Tổng số hộ đánh giá

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình) Trên tổng số 104 hộ điều tra có 66 hộ đánh giá quan hệ gia đình tốt hơn trước khi thành lập dự án chiếm 63,46%; có 33 hộ đánh giá quan hệ gia đình không thay đổi trước khi thành lập dự án chiếm 31,73%, có 05 hộ đánh giá quan hệ gia đình kém đi trước khi thành lập dự án chiếm 4,81%. Như vậy, rõ ràng việc xây dựng dự án có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở các xã nằm trong phạm vi thu hồi của dự án.

3.3.6. Thc trng thu nhp ca h dân

Với thu nhập cao hơn từ công việc mới và số tiền được đền bù, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều tại các thôn, xã thay thế cho những ngôi nhà ngói, nhà tranh. Điện đã về tận các hộ gia đình, đường làng, ngõ xóm được mở rộng, làm mới; 100% đường được bê tông hoá; trạm y tế xã, trường học trên địa bàn cũng được sửa sang, xây mới, trang bị nhiều máy móc, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy. Các sản phẩm công nghiệp, những tiện nghi mà người nông dân mơ ước đã thâm nhập vào mỗi gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ… Họ được tiếp cận với tri thức mới, văn hoá mới, hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Nông thôn ngày nay đã mang một diện mạo khác hẳn vài chục năm trước. Phát triển

nông nghiệp, nông thôn bền vững đồng nghĩa với việc làm cho cuộc sống của người nông dân tốt hơn, nâng cao hơn.

Để có cách nhìn nhận khách quan hơn về sự thay đổi trong đời sống, trong thu nhập của hộ bằng chính những đánh giá của hộ qua thời gian dưới ảnh hưởng của quá trình xây dựng Dự án, tôi đã tiến hành lấy ý kiến của chủ hộ về sự thay đổi của thu nhập theo các tiêu chí thu nhập tốt lên, thu nhập như cũ, thu nhập giảm đi. Theo tôi nhận thấy, việc tự đánh giá của các hộ thực sự là một kênh thông tin quan trọng, sâu sát hơn so với các tổng kết của nghiên cứu, mặc dù về giá trị tuyệt đối thu nhập của các hộ có thể tăng lên nhưng về bản chất giá trị so sánh các hộ có thể nhận thấy thu nhập của mình biến đổi như thế nào. Bảng 3.14. Tình hình thu nhập của hộ dân STT 1 Thu nhập < 40 2 Thu nhập từ 40-60 3 Thu nhập từ 60-80 4 Thu nhập từ 80-100 5 Thu nhập > 100

(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra hộ gia đình) Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân (bảng 3.14) cho ta thấy số hộ có thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/năm và mức thu nhập > 100 triệu đồng/năm cao hơn trước khi thu hồi đất.., những hộ này đa phần là sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán dịch vụ và đầu tư vào sản xuất (đồ gỗ, cung cấp vật liệu xây dựng,…)

Thu nhập theo nguồn thu phản ảnh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có cũng như điều kiện tự nhiên nơi họ sống.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần hoànthiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn huyện Thường Tín

3.4.1. Thun li

Chính sách bồi thường của Nhà nước ngày càng sát với thực tế, theo chiều hướng có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật nên đó tạo được sự đồng thuận của đa số nhân dân và được xem là điều kiện then chốt để thực hiện công tác bồi thường một cách có hiệu quả. Các văn bản, chế độ mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư so với chế độ, chính sách cũ thông thoáng, hợp lý hơn và ngày càng hoàn thiện đó tạo thuận lợi để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai dự án.

Công tác đo đạc, kiểm kê, thống kê đất đai và tài sản gắn liền với đất được thực hiện tốt, áp giá được tiến hành công khai, minh bạch, nhanh chóng và chính xác.

Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo chính sách của Nhà nước diễn ra khá tốt.

Đa số người dân có ý thức tự giác di chuyển sau khi được bồi thường, hỗ trợ.

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực.

3.4.2. Khó khăn, tn ti

Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đền bù, hỗ trợ và tái định cư là thực hiện các hoạt động phục hồi sinh kế nhằm đảm bảo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có đời sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn so với thời kỳ trước khi có dự án. Thực tế cho thấy, khi người dân bị thu hồi đất, việc chi trả đền bù bằng tiền chưa đủ đảm bảo một tương lai lâu dài và bền

vững, đặc biệt là đối với các hộ dân vốn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và không có đất thay thế để tiếp tục canh tác.

Những khó khăn của vấn đề phục hồi kinh tế: không còn nhiều đất nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, chưa quen với việc quản lý và sử dụng tiền đền bù để phát triển kinh tế mà chỉ tập trung vào xây nha to, mua sắm tiện nghi...

Khi thu hồi đất để xây dựng dự án đã làm tăng cơ hội tiếp cận xã hội, điều kiện phát triển con người cho người dân. Bên cạnh đó hình thành lên các khu kinh doanh, buôn bán được xây dựng tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của người nông dân Việt Nam, người dân ở đây thường gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hình thức kiếm sống của họ. Các hình thức sản xuất mới trong chăn nuôi và trồng trọt thường không dễ dàng được thực hiện do nó liên quan đến hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân.

Cơ hội tiếp cận nhưng kỹ thuật tiên tiến của xã hội được mở ra nhưng ít người dân tận dụng cơ hội này để cải thiện điều kiện bản thân nhằm thay đổi kế sinh nhai của mình. Khi bị thu hồi đất các hộ nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt nhưng có ít người sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề. Phần lớn họ đều sử dụng để đầu tư xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản, sự đầu tư này là nhu cầu thiết yếu nhưng về mặt xã hội sẽ dẫn đến không bền vững cho cuộc sống của người dân. Đây là điều mà các cơ quan chức năng khi thực hiện phương án bồi thường, hõ trợ phải quan tâm và có những giải pháp hợp lý và sát với điều kiện từng địa phương cụ thể.

Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất đó là khi không còn đất nông nghiệp người dân ít có cơ hội để tiếp xúc, tương trợ lẫn nhau, do vậy, nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ mất dần đi. Một thực trạng xẩy ra làm không ít người dân lo lắng là khi thiếu đất sản xuất đẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều, lại có nhiều tiền mặt từ các khoản bồi thường, hỗ

trợ và thu nhập từ làm công của lao động tự do sẽ là tiền đề cho các tệ nạn xã hội như say rượu bia, nạn cờ bạc, nghiện hút gia tăng.

Như vậy bên cạnh sự phát triển công nghiệp hóa, thì nhiều người dân lại lo lắng về tác động mặt tiêu cực của nó là làm ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm, phát sinh các tệ nạn cho xã hội. Đây là bài toán rất nan giải cần phải tìm giải pháp giải quyết càng sớm càng tốt của các nhà quản lý trong việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm ổn định được đời sống người dân khi bị mất đất.

Việc bồi thường đất và các tài sản trên đất là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp liên quan đến quyền lợi và đời sống của nhiều ngừời dân trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên dễ gây ra hiểu lầm dẫn đến khiếu nại, tố cáo ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và an ninh xã hội. Vì vậy mà đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp ngành để giải quyết kịp thời dứt điểm.

Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn, hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa chính quy, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của một số địa phương trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai trong quá trình sử dụng.

Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác, phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.

Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi, nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã sinh sống trên mảnh đất bị thu hồi, ngôi nhà đang ở là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗ ở.

Công tác bồi thường GPMB là một hoạt động rất khó khăn, phức tạp, đôi khi không tránh khỏi những thiếu sót vì thế vẫn chưa nhận được sự ủng hộ tối đa của người dân trong khu vực GPMB.

3.4.3. Đề xut phương án gii quyết và rút ra nhng bài hc kinh nghim cho công tác bi thường gii phóng mt bng

3.4.3.1. Về cơ chế, chính sách

Để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc đền bù, hỗ trợ và TĐC khi thực hiện GPMB, đảm bảo thực hiện chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân bị thu hồi đất, cần tập trung một số vấn đề sau:

Bãi bỏ bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng đất vì đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước miễn thuế 100% nên việc bồi thường giá đất nông nghiệp theo hạng là không còn phù hợp và nó cũng là một trong các nguyên nhân các hộ không nhận tiền bồi thường GPMB.

Cần thay thế khung giá đất: Giá các loại đất, phương pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất không được xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Trong trường hợp định giá đất thấp, người bị thu hồi sẽ phản ứng (có thể quyết liệt), còn người được giao đất lại chấp nhận (do nộp tiền sử dụng đất với giá thấp) nhưng dễ phát sinh tiêu cực và sử dụng lãng phí, tổng quan nhà nước vẫn chịu thiệt hại.

Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá.

Về tín dụng: Hiện nay, chính sách về tín dụng của nhà nước quá chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp đã không thể tiệp tục hoạt động sản xuất kinh doanh do không đủ vốn, dẫn đến hàng trăm lao động thất nghiệp. Bên cạnh đó nhà

nước cần có chính sách thông thoáng hơn trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các KCN để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuê địa điểm trên địa bàn huyện tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động.

Để thực hiện Luật Đất đai 2013 và Nghị định 197/2004/NĐ - CP, Nghị định 84/2007/NĐ – CP, Nghị định số 69/2009/NĐ – CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, vấn đề chỉnh sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân (như hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạm cư, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm...), cơ chế chính sách TĐC cần phải được sớm tiến hành nếu không nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật đất đai, gây bất lợi, ảnh hưởng tới tiến độ GPMB. Đồng thời với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền cần có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác GPMB.

Cần bổ sung vào Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của nhà đầu tư đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi. Nên đặt vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi là vấn đề kinh tế, chính trị xã hội hàng đầu mà chính quyền các cấp phải có trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w