Bộ chốt 8 bit 74LS374N: như đã trình bày ở phần trên, bộ chốt này có nhiệm vụ là “chụp” lại tín hiệu để truyền cho vi điều khiển AT89C51. Khi chân CLK được kích hoạt thì tín hiệu được đưa vào các chân từ 1D đến 8D, và sẽ gởi ra qua các chân từ 1Q đến 8Q.
Điện trở dãy 4,7K có chức năng kéo điện áp lên dương để ổn định các chân của AT89C51, mặc dù trong các chân của AT89C51 đã có điện trở để kéo lên dương nhưng công suất rất nhỏ.
Vi điều khiển AT89C51: có nhiệm vụ xử lí các bus dữ liệu và bus địa chỉ để truyền lên máy tính.
Hình 3.13: Sơ đồ chân của 74LS374 và IC 74LS374 thực tế
Khối Reset
Mạch này dùng để reset lại hệ thống. Nó dùng để xác định lại trang thái đầu tiên của mạch khi vừa cấp nguồn. Khi vừa cấp nguồn, tụ chưa nạp đủ điện nên sẽ có điện áp trên điện trở 10K nên chân RST có điện áp, nhưng khi tụ nạp đầy điện thì tụ sẽ không dẫn điện nữa, làm cho chân RST có điện áp bằng 0V, lúc này mạch được reset. Ở đây, điện trở 10k có công dụng là kéo chân RST xuống mas.
Khối tạo dao động
Bộ tạo dao động thạch anh ngoài thường được nối tới các chân vào XTAL1 (chân 19) và chân ra XTAL 2 (chân 18), dùng để đồng bộ hóa tín hiệu với dao động của vi điều khiển AT89C51. Khi mắc dao động thạch anh phải có 2 tụ sứ 33pF, còn đầu kia nối đất được trình bày như hình vẽ. Họ 8051 có nhiều phiên bản khác nhau, tốc độ được hiểu là tần số cực đại của bộ dao động nối tới chân XTAL. Ở đây dùng bộ dao động thạch anh có tần số là 11,059MHz. Để thực hiện thì cần có một số chu
Hình 3.15 : Vi điều khiển AT89C51 thực tế
Hình 3.16: Sơ đồ mạch Reset tự động
kì đồng hồ, hay còn gọi là các chu kì máy. Độ dài chu kì máy họ 8051 phụ thuộc vào tần số của bộ dao động thạch anh nối với hệ thống 8051. Đối với 8051, một chu kì máy gồm 12 chu kì dao động của thạch anh. Do vậy, để tính dao động của chu kì máy, đơn giản là ta xác định bao nhiêu lần của 12 chu kì dao động của tinh thể thạch anh. Vậy với thạch anh 11,059 MHz thì chu kì máy sẽ là:
Khối giao tiếp với cổng COM (IC MAX 232)
Truyền thông nối tiếp theo tiêu chuẩn RS232 có các mức logic 1 và 0 tương ứng với mức điện áp -12V và +12V. Trong khi đó các linh kiện sử dụng thuộc họ vi điều khiển có mức logic 1 và 0 tương ứng với mức điện áp 5V và 0V. Do đó để truyền số liệu nối tiếp theo chuẩn RS232 giữa máy tính và vi điều khiển AT89C51 thì nhất thiết phải sử dụng IC MAX 232 để chuyển đổi điện áp cho tương thích.
Hình 3.18: IC MAX 232 và sơ đồ chân của IC MAX 232.
Hình 3.17: Mạch tạo dao động bằng thạch anh và bộ dao động bằng thạch anh thực tế.
s MHz T 1,058 059 , 11 12
MAX 232 có 2 kênh, mỗi kênh gồm 1 cặp tín hiệu vào và ra; kênh 1 (R1IN, T1IN và R1OUT, T1OUT), kênh 2 (R2IN, T2IN và R2OUT, T2OUT). Ở đây, ta dùng kênh 1 để thực hiện việc truyền dữ liệu từ vi điều khiển 89C51 lên máy tính.
Nối nguồn và mass cho các IC trong mạch thiết kế như hình vẽ sau:
Đèn led ở đây có tác dụng là để kiểm tra xem trong mạch đã có điện hay chưa. Đèn led được nối với một điên trở 2,2K có tác dụng để bảo vệ đèn led.