Tình hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG ppsx (Trang 36 - 37)

Sản phẩm giá trị gia tăng của Công ty chủ yếu được chế biến từ cá basa ngoài thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty còn được tiêu thụ ở các tỉnh thành trong cả nước. Vì

vậy, Công ty gặp một số đối thủ cạnh tranh trong ngành như Công ty xuất nhập khẩu thủy sản

Nam Việt (Nam Việt), Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hoàn, Công ty AFIEX, Công ty Cataco…

Công ty Nam Việt (An Giang): là công ty có số lượng chế biến và xuất khẩu sản

phẩm cá tra cá basa lớn nhất nước Việt Nam, ở thị trường nội địa còn hạn chế.

- Điểm mạnh:

+ Thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu;

+ Tài chính mạnh, quản lý nguồn nguyên liệu tốt;

+ Cuối năm 2005 Công ty Nam Việt đã thành lập Hội nuôi cá tra “sạch” theo tiêu chuẩn SQF

1000CM.

+ Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để phục vụ hộ nuôi thủy sản thức ăn cho cá

chất lượng cao và sạch.

+ Chính sách nhân sự tốt: lương cao và chế độ phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên;

+ Trong chế biến Công ty Nam Việt cũng có một số chứng nhận đạt chuẩn HACCP, EU Code

DI 152, DL 384, ISO 9001:2000, SQF 2000CM và HALAL - Điểm yếu:

+ Quản lý chất lượng hoàn chỉnh: thiếu một số máy kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh

+ Nghiên cứu và phát triển kém;

+ Chi phí sản xuất cao;

Công ty Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp): là một công ty tư nhân được thành lập từ năm

1997 cũng là nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam. Nhà máy có 3 dây chuyền sản

xuất: một cho cá fillet, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và cho các thủy sản khác. Một

trong những mục tiêu hàmg đầu của Vĩnh Hoàn là cung ứng các sản phẩm từ cá đã chế biến

có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Điểm mạnh:

+ Có nhiều chuyên viên nghiên cứu giỏi;

+ Sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm và mùi vị khác nhau;

+ Khả năng cạnh tranh về giá tốt nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và chi phí sản xuất

thấp;

- Điểm yếu:

+ Thị phần tương đối thấp;

+ Quản lý chất lượng hoàn chỉnh;

+ Marketing chưa được tổ chức tốt;

+ Thương hiệu có mức nhận biết thấp;

Công ty AFIEX: Mục tiêu của công ty Afiex sẽ trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh

vực chế biến thủy sản ở nội địa.

- Điểm mạnh:

+ Hiện nay, công ty Afiex có khoảng hơn 60 món ăn chế biến từ cá basa; có 2 tổng đại lý ở

Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh và 3 điểm phân phối ở ĐBSCL, 32 điểm tại các tỉnh phía

Bắc, 5 điểm tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên;

+ Đầu tư thương hiệu mạnh, thị phần nội địa của AFIEX chiếm khoảng 10%;

+ Hoạt động marketing khá tốt: Lập một bộ phận tiếp thị để chăm lo thị trường nội địa, hổ trợ

20 triệu cho các đại lý thực hiện bảng hiệu và hình quảng cáo; + Nghiên cứu và phát triển tốt;

+ Khả năng quản lý nguồn nguyên liệu tốt: thành lập hộ nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF

1000;

- Điểm yếu:

+ Thị trường nước ngoài yếu;

+ Hệ thống phân phối yếu;

+ Công suất máy chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG ppsx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)