Các quan điểm khác của hiện sinh – nhân văn trong công tác xã hội 1 G.H Mead và Blummer với tương tác biểu trưng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ bộ môn lý THUYẾT CÔNG tác xã hội CHỦ đề các QUAN điểm NHÂN văn và HIỆN SINH (Trang 65 - 69)

2.5.1. G.H. Mead và Blummer với tương tác biểu trưng

Một trong những mô hình quan trọng khác của quan điểm nhân văn hiện sinh đó là thuyết tương tác biểu trưng, được rút ra từ công trình của Geogre Herbert Mead và Blumer.

Khái niệm lý thuyết tương tác biểu trưng là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác mà đọc và lý giải chúng.

Theo khái niệm thì chúng ta luôn tìm được những ý nghĩa gán cho mỗi hành động cử chỉ đó tức là các biểu tượng. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng

tương tác, ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ. Lý thuyết tương tác biểu trưng cũng không bỏ qua hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhất trong quá trình tương tác giữa các cá nhân đó là ngôn ngữ nói và viết. Bởi quá trình tương tác rất phong phú và đa dạng các biểu tượng bằng gán cho không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ, hành động của các đối tượng trong quá trình giao tiếp nên rất các biểu tượng quy ước như ngôn ngữ nói và viết.

Vai trò của biểu tượng:

Biểu tượng là trọng tâm đối với tư duy con người, những biểu tượng cho phép chúng ta phân tích hoàn cảnh, xác định chúng, áp dụng những kinh nghiệm trong quá khứ vào hoàn cảnh mới, nghĩ tới hậu quả của hành động trước khi chúng ta hành động.

Những biểu tượng làm chúng ta học dễ dàng hơn, chúng cho phép chúng ta phân loại các kinh nghiệm và những điều chúng ta học được. Những nguyên tắc cơ bản của thuyết Tương tác biểu trưng: Loài người không như loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy. Khả năng tư duy được hình thành thông qua tương tác xã hội. Nguyên tắc này cho phép ta phân tích các quan hệ xã hội và bản chất tư duy con người. Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt. Các ý nghĩa và các biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt. Mọi người có khả năng biến đổi ít hay nhiều các ý nghĩa và các biểu tượng mà họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh. Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì một phần nhờ khả năng tương tác với nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối và đưa ra phương án lựa chọn hợp lí.

Chính mô hình hành động này được hòa trộn, đan xen vào nhau và tương tác đã tạo ra nhóm cũng như xã hội.

Kỹ năng phản hồi khai thác cảm xúc. Khái niệm.

Phản hồi là việc nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời thân chủ một cách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ. Có thể nói phản hồi là việc nhân viên công tác xã hội tăng cường ý thức về những gì thân chủ làm và làm như thế nào. Về thực chất thì đó là quá trình tiếp nhận và truyền thông tin về hành vi.

Ý nghĩa của kỹ năng phản hồi khai thác cảm xúc đối với CTXH.

Đối với thân chủ: Với kỹ năng phản hồi- khai thác cảm xúc sẽ giúp thân chủ cảm thấy có người đang lắng nghe mình, hiểu mình. Đồng thời với kỹ năng này thân chủ cảm thấy được khích lệ và giúp họ ý thức được điều họ vừa nói và có trách nhiệm với những lời nói đó. Bên cạnh đó trong quá trình tiếp nhận và truyền thông tin thân chủ nhận thấy mình được quý trọng từ đó sẽ có tâm trạng thoải mái trong việc bày tỏ vấn đề của mình với nhân viên công tác xã hội.

Đối với nhân viên công tác xã hội: Trong quá trình tiếp nhận và thu thập thông tin từ phía thân chủ với kỹ năng phản hồi – khai thác cảm xúc được vận dụng thì nhân viên công tác xã hội sẽ thấy được rằng mình hiểu vấn đề của thân chủ như vậy là không sai, không suy diễn so với những gì thân chủ vừa bày tỏ. Còn trong trường hợp nếu nhân viên công tác xã hội hiểu sai vấn đề của thân chủ thì sẽ được thân chủ giải thích, điều chỉnh một cách kịp thời. Phản hồi giúp thân chủ hiểu vấn đề của thân chủ sâu hơn, chính xác hơn. Mặt khác việc phản hồi trong giao tiếp giúp nhân viên công tác xã hội xây dựng được mối quan hệ trợ giúp cởi mở, tâm tình với thân chủ từ đó quá trình trị liệu, trợ giúp thân chủ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Các loại phản hồi.

Có 3 loại phản hồi - khai thác cảm xúc đó là:

Phản hồi lặp lại câu nói của thân chủ (sự nhắc lại), phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình) và phản hồi soi sáng.

Luyện kĩ năng phản hồi.

Trong kĩ năng phản hồi C. Rogers tập trung hướng dẫn cho người học biết cách mô tả những từ khoá nói lên tâm trạng của thân chủ mà người học cảm nhận được, sau đó phát biểu gián tiếp cảm nhận của thân chủ về thông điệp nói đến và phản hồi trực tiếp cảm xúc liên quan đề sự kiện đó, cuối cùng quan sát phản ứng của thân chủ để có sự phản hồi lại từ phía thân chủ

Trong khi đó M. Daignieault tập trung nói về sự phản hồi thấu hiểu của người trợ giúp. Theo ông có 5 cách phản hồi thấu hiểu khác nhau:

+ Giúp thân chủ nhận thức lại cảm xúc mà thân chủ vừa bộc lộ. Để thân chủ tự do khám phá bản thân, nhân viên công tác xã hội cần giúp thân chủ nhận thức được cảm xúc của họ.

+ Giúp thân chủ làm sáng tỏ nguyên nhân của sự trải nghiệm cảm xúc: Nhân viên công tác xã hội phản hồi tình cảm của thân chủ kèm theo nội dung gây ra tình cảm đó.

+Lôi kéo thân chủ tập trung vào tình cảm ngầm của anh ta: Thông thường các thân chủ bày tỏ tình cảm của mình qua hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trên bề mặt ngôn ngữ nên nhân viên công tác xã hội có thể lôi kéo anh ta tập trung vào tình cảm ngầm ẩn.

+ Động viên, an ủi thân chủ: Phản hồi tốt pahỉ tránh được các nhận xét mang tính đánh giá của nhà tham vấn và cần giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực.

+ Đặt thân chủ vào trạng thái phá vỡ sự cân bằng: Khi thân chủ nhìn thấy mình được thông cảm, được hiểu họ thất được an ủi, nhưng đôi khi cũng có thể đặt thân chủ vào tình trạng phá xỡ sự cân bằng cố hữu, đẩy anh ta vào việc ý thức một cách có dụng ý khiêu khích bằng cách phản hồi quá lên so với thực tế, làm đậm hơn cảm xúc của thân chủ.

Kết luận.

Khi sử dụng kỹ năng phản hồi nhà công tác xã hội có thể dựa vào tình huống trợ giúp để sử dụng phản hồi nội dung, phản hồi cảm xúc hay phản hồi kết hợp. Các câu phản hồi cần phải diễn tả lại đúng những gì đang diễn ra nơi thân chủ, không kèm theo thái độ đánh giá.

Phản hồi tốt sẽ đem lại hiệu quả trong mối quan hệ trợ giúp với thân chủ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ bộ môn lý THUYẾT CÔNG tác xã hội CHỦ đề các QUAN điểm NHÂN văn và HIỆN SINH (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w