Các quan điểm hiện tượng học của Black và Enos

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ bộ môn lý THUYẾT CÔNG tác xã hội CHỦ đề các QUAN điểm NHÂN văn và HIỆN SINH (Trang 69 - 72)

Các quan điểm hiện tượng học của Black và Enos đã làm cho cách tiếp cận nhân văn được sáng tỏ hơn

Chúng ta chỉ có thể hiểu hành vi của con người từ chính quan điểm của những cá nhân tham gia

Các phương pháp để hiểu hành vi con người: Đối mặt

Tạo dựng ý nghĩa

Việc tạo dựng ý nghĩa về một vấn đề, thân chủ chính là cách thức thực hiện các hoạt động từ thiện và nhìn nhận thân chủ luôn là một bộ phận có giá trị trong đời sống.

III. KẾT LUẬN

Thuyết nhân văn hiện sinh là cách thức nhìn nhận cuộc sống, dựa trên những nền tảng triết lý vững chắc về con người và khả năng tiềm tàng của họ trong việc làm chủ thế giới. Do vậy thuyết này tin tưởng vào khả năng ra quyết định và hành động của con người. Con người sống có chủ đích và họ hoàn toàn có khả năng tự hành động theo mục tiêu mà mình đặt ra. Vì thế những người theo thuyết nhân văn hiện sinh luôn tập trung khích lệ khả năng của con người. Họ có niềm tin vững chắc về sức mạnh của con người trong việc kiểm soát cuộc sống. Chính con người chứ không phải bất kỳ sức mạnh nào khác có thể quyết định được cuộc sống của họ. Ở điểm này, thuyết nhân văn hiện sinh đồng quan điểm với chế độ dân chủ khi tin tưởng vào con người và giá trị của họ trong việc quyết định cuộc sống của mình.

Khẳng định tầm quan trọng mang tính quyết định của con người đối với thế giới và bản thân họ, nhưng thuyết nhân văn hiện sinh vẫn song song công nhận cả hai khía cạnh chủ động và bị động của con người. Con người vừa gây ra tác động lại vừa chịu ảnh hưởng bởi môi trường. Theo đó, thuyết nhân văn hiện sinh cho rằng không phải lúc nào con người cũng có thể thỏa mãn được ý muốn của họ, vì môi trường chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi hoặc không thuận lợi; nhưng quá trình con người nhận biết khả năng của mình để tự điều chỉnh cho thích hợp với thế giới chính là việc họ làm chủ thế giới trong khả năng thực tế của họ.

Trái với tín ngưỡng cao độ vào thần thánh, thuyết nhân văn hiện sinh coi con người là chủ thế giới và tin tưởng vào con người. Thuyết này khẳng định sự tồn tại thực sự của con người, nhấn mạnh khả năng của con người thông qua năng lực của chính bản thân để kiểm soát cuộc sống, thay đổi ý niệm về số mệnh, vận mệnh.

Quan điểm nhân văn hiện sinh khác với quan điểm của thuyết hành vi hoặc thuyết động năng tâm lý ở chỗ: các cá nhân luôn có chủ định của mình, nghĩa là họ có khả năng hành động theo những mục tiêu của họ và theo cách mà họ mong muốn cuộc sống tương lai (chứ không cho rằng quá khứ có ảnh hưởng quan trọng đến hiện tại). Các cá nhân có thể thông qua sự tự do của họ nhằm xác định chính bản thân họ. Nhân cách và các cấu trúc xã hội đều là sản phẩm của quá trình lựa chọn tự do của các cá nhân. Từ đó, người ta đưa ra 3 nguyên tắc hành động khi vận dụng quan điểm này như sau:

(1) Các nhà nghiên cứu theo quan điểm nhân văn hiện sinh sẽ hướng đến việc nghiên cứu nhân cách và những kinh nghiệm của con người là phương hướng nghiên cứu chính. Nghiên cứu hành vi là nghiên cứu phụ.

(2) Dựa vào sự tự đánh giá, tự thực hiện, tự lựa chọn của bản thân mỗi cá nhân để đánh giá chất lượng phát triển con người.

(3) Quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh cũng như đặc điểm riêng của mỗi con người.

Chính vì những điểm tiến bộ nêu trên mà thuyết nhân văn hiện sinh là kim chỉ nam trong hành động của nghề Công tác xã hội. Vì nghề Công tác xã hội ra đời nhằm hỗ trợ việc thực hiện an sinh đối với con người; nếu mất đi tính nhân văn thì coi như mất đi gốc rễ của nghề này. Tin tưởng con người dù cho họ ở bất kỳ hoàn cảnh nào đó là phương châm làm việc của nhân viên xã hội theo thuyết nhân văn hiện sinh. Quan điểm nhân văn hiện sinh không chỉ là một lý thuyết mà còn là triết lý nghề Công tác xã hội. Quan điểm này ảnh hưởng đến việc hình thành các phương pháp và mô hình trong thực hành Công tác xã hội. Đối tượng phục vụ của Công tác xã hội là con người vì vậy muốn thực sự giúp đỡ con người, đáp ứng những quyền cơ bản của con người, thực hiện công bằng xã hội thì cần phải trang bị một nền tảng triết lý lấy con người làm trung tâm. Quan điểm nhân văn hiện sinh coi con

người là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, đây cũng là nền tảng triết lý cơ bản của nghề Công tác xã hội.

Có nhiều lý thuyết đi theo thuyết nhân văn hiện sinh, thể hiện sự coi trọng con người. Trong đó, thuyết nhu cầu, thuyết về quyền con người, lý thuyết thân chủ trọng tâm thể hiện một cách sâu sắc niềm tin vào khả năng con người và thực sự coi trọng những đặc điểm riêng biệt của họ.

Tuy nhiên thuyết nhân văn hiện sinh bị hạn chế bởi sự kiểm soát xã hội. Những kiểm soát này đứng ở góc độ văn hóa chính là rào cản xã hội, những định kiến có sẵn trong nền văn hóa của mỗi quốc gia, địa phương; đứng ở góc độ quản lý hành chính là luật pháp, phép tắc đã được quốc gia quy định bởi công dân của họ. Thuyết nhân văn hiện sinh có một điều kiện ràng buộc, đó là mối quan hệ xã hội. Con người chỉ có thể bộc lộ bản thân của mình thông qua mối quan hệ xã hội; trải qua các cảm xúc khác nhau thông qua sự tương tác với các cá nhân khác trong cộng đồng. Song cá nhân trong cộng đồng chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa và luật pháp, do đó con người hành động không theo ý muốn chủ quan của họ mà còn theo những ràng buộc về văn hóa, luật pháp. Như vậy thì nền văn hóa và pháp luật cũng ngăn cản con người sử dụng tối đa sự tự do cá nhân của mình. Để giải quyết mâu thuẫn này, quan điểm nhân văn nhấn mạnh vào việc con người có thể tự do hành động, song đồng thời cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ bộ môn lý THUYẾT CÔNG tác xã hội CHỦ đề các QUAN điểm NHÂN văn và HIỆN SINH (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w