Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN MÔN NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ Đề tài QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA Ở THẬP NIÊN THỨ 2 CỦA THẾ KỶ XXI (Trang 38 - 41)

Trong những năm qua Ấn Độ và Indonesia đã xích lại gần nhau hơn nhờ vào những hợp tác trong khoa học – công nghệ. Quan hệ đối tác ngày càng gia tăng giữa Ấn Độ và ASEAN được chứng mình qua Biên bản ghi nhớ (MoU) giữa Ấn Độ và Indonesia về Hợp tác Khoa học và Công nghệ.

Biên bản ghi nhớ đã được Harsh Vardhan, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Khoa học Trái đất tại New Delhi ký vào tháng 5 năm 2018 và ông Mohamad Nasir, Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu, Công nghệ và Giáo dục Đại học, Indonesia về phía Indonesia tại

Jakarta vào tháng 5 năm 2018. Mục tiêu của Biên bản ghi nhớ là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa Ấn Độ và Indonesia trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Các nhà nghiên cứu từ các tổ chức khoa học, học viện, phịng thí nghiệm R&D và các cơng ty từ Ấn Độ và Indonesia sẽ hợp tác cùng nhau phát triển trên các lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Khoa học & Công nghệ Biển; Khoa học Đời sống (bao gồm Công nghệ Sinh học, Nông nghiệp và Khoa học Y sinh); Khoa học Vũ trụ, Công nghệ và Ứng dụng; và đó cũng là những lĩnh vực được hai bên xác định là những lĩnh vực tiềm năng và cần được hợp tác ngay lập tức.

Bên cạnh đó Ấn Độ cũng đề xuất mở các chương trình đào tạo tin học miễn phí cho sinh viên tại Indonesia, cũng như sẵn sàng đầu tư cho khoa học công nghệ ở quốc gia này với chi phí cao hơn. Vào tháng 4, 2021, Ấn Độ, Indonesia và Philippines sẽ tham gia cùng Nam Phi với tư cách là những nước đầu tiên nhận được chương trình thí điểm trị giá hàng tỷ đơ la nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch, Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF) (Theo ECE, 2021). Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Arifin Tasrif cho biết đất nước của ông cam kết cắt giảm và thay thế các nhà máy điện than bằng năng lượng tái tạo trong q trình chuyển đổi năng lượng. Ơng tun bố: “Biến đổi khí hậu là một thách thức tồn cầu cần được giải quyết bởi tất cả các bên thông qua việc làm gương cho nhau”.

Thơng qua các chương trình đó có thể thấy Ấn Độ đã nhìn ra tiềm năng thị trường ở quốc gia có dân số nhiều nhất Đơng Nam Á này, và các hành động của Ấn Độ cho thấy đất nước này đang tiến tới việc khai thác khả năng về phần cứng ở ASEAN nói chung và Indonesia nói riêng, từ đó kết hợp với phần mềm do bên Ấn Độ cung cấp sẽ tạo ra cầu nối về kỹ thuật số giữa hai bên.

Tiểu kết

Mặc dù Ấn Độ và Indonesia có quan hệ lịch sử lâu đời, nhưng chỉ trong thế kỷ XXI mối quan hệ này mới thực sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Một số yếu tố, bao gồm một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, sự trỗi dậy kinh tế của ASEAN và những thách thức an ninh gia tăng trong Khu vực Ấn Độ Dương, đã đưa hai bên xích lại gần nhau hơn.

Điều này đã được đánh dấu đặc biệt kể từ khi Ấn Độ áp dụng “Hướng Đông” vào năm 1991, nhận ra tầm quan trọng và ảnh hưởng ngày càng tăng của Indonesia và các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi đó, Jakarta xem Ấn Độ là một đối tác kinh tế và an ninh quan trọng trong khu vực và là một cơng cụ có giá trị trong việc cân bằng hải quân của Mỹ và Trung Quốc.

Những vấn đề đó đã được thể hiện trong mối quan hệ song phương của Ấn Độ và Indonesia trong thế kỷ XXI, đặc biệt là trong thập niên thứ hai. Cả hai quốc gia đã thường xuyên trao đổi về việc hợp tác trong các mặt như quốc phịng, kinh tế, văn hố v.v và nhờ đó nhiều thoả thuận đã được ký kết. Đồng thời hai bên cũng tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, và đặc biệt trong những năm gần đây mối quan hệ đó đã được thể hiện lên tầm khu vực thông qua việc hợp tác trên biển Đơng và Ấn Độ Dương. Song song với đó là việc xuất nhập khẩu giữa hai bên vẫn tăng đều hàng năm, ngay cả trong năm đại dịch. Ngồi ra những thoả thuận về văn hố, du lịch cũng đã được hai nước tiến hành, cho thấy sự nỗ lực của cả hai bên trong việc khai thác tiềm năng phát triển lẫn nhau. Nhìn chung, mối quan hệ chiến lược của họ sẽ tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh và thương mại, với việc Indonesia tham gia cùng Ấn Độ vào các diễn đàn kinh tế và an ninh khu vực như một phương tiện để đạt được mục tiêu xây dựng một trật tự khu vực hịa bình.

Bên cạnh đó việc Ấn Độ cùng Indonesia ký kết thoả thuận đối tác Chiến lược Toàn diện đã cho thấy việc Ấn Độ đang ngày càng muốn tiến về phía Đơng. Khi mà vị thế của Trung Quốc ở ASEAN ngày càng lớn mạnh, việc đầu tiên để có thể củng cố vị thế của mình chính là quan hệ hợp tác với các nước. Và việc Ấn Độ có những bước chủ động trong mối quan hệ với Indonesia trong những năm gần đây cho thấy rõ quan điểm của Ấn Độ hoà thuận 1 tiến tới hoà thuận 10. Và việc mở rộng ảnh hưởng sang phía Đơng sẽ giúp Ấn Độ cũng như các nước ở đây bớt lo lắng về sự bành trướng theo hướng tiêu cực của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu NIÊN LUẬN MÔN NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ Đề tài QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA Ở THẬP NIÊN THỨ 2 CỦA THẾ KỶ XXI (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w