Bản chất con ngườ

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 58)

- Chủ nghĩa duy vật trước Marx nhìn chung đều mang tính chất siêu hình, máy móc, họ không đưa ra được quan niệm đúng đắn về bản chất của nhận thức Mặc dù cho rằng nhận thức là sự phản

2. Bản chất con ngườ

- Hạn chế cơ bản của các nhà triết học trước Marx là tuyệt đối hóa một phương diện (hoặc bản tính tự nhiên, hoặc bản tính xã hội) và coi đó là bản chất con người.

- Trong tác phẩm luận cương về Feuerbach, K.Marx đã phê phán vắn tắt những quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

- Khẳng định bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, triết học Marx không tuyệt đối hóa mặt xã hội trong con người mà khẳng định con người là sự thống nhất giữa phương diện tự nhiên và phương diện xã hội. Trong đó con người là một thực thể tự nhiên nhưng thực thể tự nhiên mang tính xã hội, tạo nên tiền đề hình thành bản chất con người. Còn chính tổng hòa các quan hệ xã hội là hiện thực trực tiếp quyết định cơ bản tạo nên bản chất con người.

- Không có con người phi lịch sử, con người là con người lịch sử, gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định, như vậy con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể của lịch sử. Lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực đó. Khi xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng thay đổi.

- Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người có thể rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau:

+ Một là, để hiểu đúng về vấn đề con người thì không chỉ từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.

+ Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội chính là năng lực sáng tạo của con người. Vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ phát triển của xã hội.

+ Ba là, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)