Chân lý và tính chấtcủa chân lý

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 40)

- Chủ nghĩa duy vật trước Marx nhìn chung đều mang tính chất siêu hình, máy móc, họ không đưa ra được quan niệm đúng đắn về bản chất của nhận thức Mặc dù cho rằng nhận thức là sự phản

1. Chân lý và tính chấtcủa chân lý

Chân lý là khái niệm dùng để chỉ những tri thức của con người có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

 Chân lý cũng là một quá trình. Theo Lênin: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư tưởng (con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận động”.

 Các tính chất của chân lý:

- Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người. Chân lý là khách quan bởi vì nội dung của tri thức là chân lý thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

- Chân lý có tính tuyệt đốitính tương đối.

+ Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối.

+ Tính tương đối của chân lý là chỉ tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh.

Sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối: + Chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối.

+ Trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố tuyệt đối. - Tính cụ thể của chân lý là chỉ tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh của tri thức là chân lý với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể, xác định.

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)