Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển xãhộ

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 43)

- Chủ nghĩa duy vật trước Marx nhìn chung đều mang tính chất siêu hình, máy móc, họ không đưa ra được quan niệm đúng đắn về bản chất của nhận thức Mặc dù cho rằng nhận thức là sự phản

2. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển xãhộ

- Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Như vậy, lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử, cũng chính vì vậy mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người và do đó cũng phản ánh trình độ phát triển của xã hội.

- Lực lượng sản xuất là nhân tố cơ bản, tất yếu tạo thành nội dung vật chấtcủa quá trình sản xuất; không một quá trình sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra nếu thiếu một trong hai nhân tố là người lao động và tư liệu sản xuất mà trong đó quan trọng nhất là công cụ lao động.

- Trong mọi thời đại, công cụ lao động luôn là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một tăng thêm. Chính sự chuyển đối, cải tiến và hoàn thiện không ngừng của nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét cho cùng chính đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến cải xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là thước đo trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.

- Như vậy, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,… suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Vì nguồn gốc sâu xa của mọi sự vận động, phát triển của xã hội là từ sự phát triển của lực lượng sản xuất nên cần nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,…

Câu 29. Phân tích kết cấu của quan hệ sản xuất và vai trò của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Câu hỏi tự luận triết học Mác Lênin (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)