“Có những quy tắc có thể áp dụng cho nơi này nhưng lại không đúng ở nơi khác, vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để hiểu được sự khác biệt về văn hóa đó? Chúng ta buộc phải học hỏi từ sai lầm của chính mình hay có thể tham khảo từ những người đi trước?”. (Geert Hofstede, 1970) Đây là câu hỏi mà ông đã tự đặt ra và giải đáp sau hơn 10 năm tự nghiên cứu với hàng nghìn cuộc phỏng vấn. Từ đó xây dựng nên mô hình tiêu chuẩn cho các chiều văn hóa khác nhau. Sau rất nhiều cuộc phỏng vấn với các đối tượng cùng làm việc cho một tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, các dữ liệu đã được Hofstede phân tích và đưa ra các thang tính điểm từ 0 đến 100 cho từng quốc gia khác nhau với mỗi chiều văn hóa. Chiều văn hóa nào có điểm số cao thì nó sẽ càng nổi bật và biểu hiện rõ ra trong tổ chức cũng như bên ngoài xã hội. Danh sách năm chiều văn hóa đó bao gồm:
Khoảng cách quyền lực (PDI): Khoảng cách giữa những người không và có quyền lực trong xã hội được đánh giá qua chiều này. Khi trong xã hội có sự đồng thuận về việc chênh lệch và không công bằng giữa người với người thì chỉ số PDI sẽ cao. Còn ngược lại là khi quyền lực của mỗi con người đều được phân bổ và đồng đều ngang nhau, tất cả đều bình thẳng thì chỉ số PDI sẽ thấp.
Chủ nghĩa cá nhân (IDV): Đây là một chỉ số cá nhân so sánh giữa một người với những người khác trong một cộng đồng. Khi một cá nhân không có kết nối với xã hội xung quanh hay kết nối rất lỏng lẻo, hời hợt thì chỉ số IDV sẽ cao. Tại các nơi có chỉ số IDV cao thì con người với nhau ít có tính liên kết, ít khi chia sẻ trách nhiệm cho nhau trừ khi cùng là người trong một gia đình. Tại các nơi có chỉ số IDV thấp thì điều ngược lại sẽ xảy ra, sự liên kết giữa các cá nhân với nhau rất mạnh, có thể thể hiện ở mức độ tôn trọng hay sự trung thành giành cho người cùng nhóm. Quy mô
cộng đồng như nhóm hay tập thể ở các nơi có IDV thấp cũng sẽ nhiều và đa dạng hơn các nơi có IDV cao.
Nam tính (MAS): Có thể hiểu đơn giản chiều này mô tả việc đề cao vai trò của riêng nam hay nữ khác nhau như thế nào ở trong xã hội. Nơi có Mas cao thì người trụ cột, quyết định mọi công việc trong gia đình sẽ là nam giới. Họ được giao nhiều trọng trách quan trọng hơn phụ nữ. Còn chiều ngược lại, ở nơi MAS thấp thì không đồng nghĩa với việc đề cao phụ nữ mà chỉ là làm mờ bớt đi sự quan trọng của nam giới. Trong đó cả nam với và nữ giới đều bình đẳng và đều cùng có thể làm những công việc giống nhau trên nhiều ngành nghề. Phụ nữ hoàn toàn có thể phát triển bản thân và thăng tiến sự nghiệp như nam giới.
Chỉ số né tránh sự không chắc chắn (UAI): Khi nói về sự không chắc chắn thì sẽ có 2 chiều hướng xảy ra khác nhau, một là cố gắng tránh xa hết sức có thể, hai là hưởng ứng, ưa thích tìm tòi khám phá sự mới mẻ. Chiều này chính là đại diện cho 2 cách ứng xử đấy. Xã hội có UAI cao sẽ mang tính trật tư, quy tắc và mọi thứ đều quy về một sự thống nhất chung. Còn ngược lại tại nơi có UAI thấp thì con người trong xã hội đó sẽ có rất ít các quy tắc chung, họ luôn muốn được hưởng ứng các giá trị khác biệt hay các sự kiện mới mẻ để có thể tự do khám phá.
Định hướng dài hạn (LTO): Có thể phân biệt theo các giá trị ngắn hạn và lâu đời. Đây là chiều cuối cùng mà Hofstede tìm ra và thêm vào nghiên cứu của mình sau khi phân tích được mối liên kết mạnh mẽ trong triết họ Nho giáo của các quốc gia phương Đông. Nền văn hóa ở những nơi đó đặc biệt là các nước châu Á khác biệt hoàn toàn với nền văn hóa phương Tây. Họ đề cao các giá trị lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác trong xã hội. Đây là các quốc gia có điểm LTO cao.
Sau khi nghiên cứu thì tác giả nhận thấy mô hình này dù được biết đến rộng rãi nhưng tồn tại khá nhiều nhược điểm. Đầu tiên phải kể đến với lý thuyết từ những năm thập niên 70 thì không còn phù hợp trong thời điểm bây giờ vì văn hóa luôn vận động, phát triển và thay đổi. Thứ hai ở nghiên cứu của Hofstede cho răng mỗi quốc gia chỉ có duy nhất một nền văn hóa, nhưng cái chúng ta đều nhận thấy được bây giờ mỗi quốc gia khác nhau đều tồn tại rất đa dạng các nền văn hóa khác nhau. Cái cuối cùng
là việc nghiên cứu và phỏng vấn chỉ diễn ra trong phạm vi của các công ty trong cùng chung một ngành nghề. Tức là các ý kiến họ đưa ra chỉ phản ánh và đại diện đúng cho một ngành duy nhất, nó không thể đại diện cho các tầng lớp khác trong xã hội như lao động chân tay, dẫn đến là các nhận định vẫn chưa mang tính áp dụng trên quy mô rộng hơn được.