Các bước triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu 26A-QTKD-02.LE VIET VINH (Trang 78)

Công nghệ Nam Đăng

4.3.1. Phổ biến kiến thức chung về văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng

Có thể nói đây là một bước đệm tinh thần đầu tiên và khá quan trọng trong việc đặt nền móng xây dựng VHDN tại NDT theo đúng lí tưởng. Rõ ràng mà chỉ mỗi các cấp quản lí và lãnh đạo hiểu rõ về VHDN thôi là không thể đủ để phát triển. Bản thân mỗi nhân viên cần phải có kiến thức chung về VHDN, hiểu được ý nghĩa của nó và cùng chia sẻ VHDN với các thành viên khác trong công ty. Chỉ khi toàn bộ được phổ biến về VHDN, đều hiểu và nhìn rõ lợi ích mà VHDN mang lại thì sẽ góp phần rất lớn và việc xây dựng và phát triển VHDN lí tưởng tại NDT.

Dựa trên quy mô nhân sự tại NDT, có thể tổ chức các khóa học về VHDN tuy nhiên cần phải xen kẽ giữa các bộ phận để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động dễ thu hút sự quan tâm hơn có thể thực hiện như các buổi nối chuyện, các cuộc thi tìm hiểu về VHDN có phần thưởng. Người thực hiện điều này nên có kế hoạch lộ trình rõ ràng để có thể phổ biến VHDN từ cơ bản đến nâng cao, điều tiên quyết là phải đảm bảo sự xuyên suốt và xen kẽ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày. Việc này sẽ giúp cho toàn bộ nhân viên của NDT ngày càng được tiếp xúc nhiều hơn với VHDN, hình thành nên được tư duy về lợi ích của VHDN đối với bản thân mình và với tập thể, từ đó cùng nhau xây dựng và phát triển VHDN chung.

Những hoạt động bề nổi việc tuyên truyền về VHDN cần được thể hiện rõ nét tại NDT nói chung và các phòng ban nói riêng như: Toàn bộ người lao động không được phép hút thuốc lá tại nơi làm việc, hội họp; không sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc; tuyệt đối không sử dụng phương tiện làm việc vào các mục đích cá nhân; không tụ tập đông người, gây rối làm mất an ninh, trật tự nơi làm việc... Toàn bộ người lao động trong cơ quan đã thực hiện việc đeo bảng tên khi làm việc. Việc

xây dựng VHDN không nên chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền hay mở lớp đào tạo mà nên sâu sát hơn và các hoạt động cụ thể. Ví dụ như việc triển khai một bộ quy tắc ứng xử chung cho toàn thể nhân viên, thưởng phạt phân minh để giúp người lao động có thêm tinh thần trách nhiệm cũng như sự sáng tạo trong việc phát triển VHDN tại công ty.

Công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng nên tiến hành áp dụng phủ rộng nhãn hiệu NDT lên toàn bộ hệ thống văn bản, văn phòng phẩm, thiết bị nội bộ... Có thể in lên các biểu trưng của công ty như đồng phục, bảng hiệu, bảng tên… để phổ biến rộng rãi hơn ở mọi nơi không chỉ bên trong công ty mà còn cả bên ngoài thị trường đều nhận biết được NDT. Ở trên trang web của công ty nên mở thêm chuyên mục tìm hiểu về VHDN, cung cấp nhiều thông tin để nhân viên có thể truy cập và tìm hiểu thêm ngoài giờ hoặc có thể tổ chức một cuộc thi cho các cá nhân hoặc phòng ban chia sẻ suy nghĩ hay viết bài về VHDN để đăng trên website của công ty và bình chọn bài viết hay nhất. Công ty nên tổ chức chấm điểm thi đua và khen thưởng cho các cá nhân và phòng ban có các công tác thực hiện VHDN xuất sắc theo hàng tháng, quý và năm. Tất cả những hoạt động này sẽ góp phần xây dựng và phát triển VHDN tại NDT theo hướng dài hạn, bền vững. VHDN cũng sẽ kết hợp vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nên môi trường làm việc hiệu quả, năng động và thân thiện, NDT trở thành tổ ấm thứ hai của mỗi nhân viên.

4.3.2. Định hình văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng

Tại Nam Đăng, VHDN không hình thành ngay từ lúc khai sinh doanh nghiệp. Phải sau hơn 3 năm hoạt động và với quyết định của người sáng lập và ban lãnh đạo mới bắt đầu đặt nền móng đầu tiên cho VHDN. Giai đoạn này VHDN còn rất sơ khai và mờ nhạt.

Trong thời gian tới công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng cần xác định rõ hơn được những yếu tố của VHDN mà công ty hướng tới, có thể bao gồm: Hệ tư tưởng (hoài bão và sứ mệnh của công ty), hệ giá trị (triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của công ty); các chuẩn mực hành vi và các biểu trưng nhận dạng của công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng. Có thể nói trong giai đoạn này, VHDN đóng vai trò tạo nên

bản sắc riêng của NDT trên thị trường, giúp phân biệt bản thân NDT với các đối thủ cạnh tranh. VHDN như là một phần “linh hồn” cháy bên trong nội lực của công ty, càng phát triển VHDN mạnh mẽ, bên vững thì “linh hồn” đấy cháy càng mãnh liệt và rõ nét.

Hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên thị trường đều đã và đang cố gắng xác định được “giá trị cốt lõi” của bản thân doanh nghiệp đấy. Thông thường thì các giá trị được xác định chỉ mang tính chất chung chung và không rõ ràng, cũng như không thấy được sự phù hợp của nó với mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc này không hề dễ dàng vì không hề có khuôn mẫu hay công thức chung để áp dụng. Bản thân giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp là độc nhất, thể hiện và phân biệt doanh nghiệp đó với phần còn lại trên thị trường. VHDN cũng đóng một vai trò y như vậy, và VHDN là thứ giúp định hình giá trị cốt lõi ngày một rõ ràng hơn, phù hợp hơn với doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng VHDN thì vô hình chung tạo nên cơ hội tốt để tăng sự đoàn kết và gắn bó của mỗi cá nhân hay tập thể bên trong doanh nghiệp, giúp họ cùng hướng về các giá trị cốt lỗi. Bản thân mỗi nhân viên của NDT nên được tham gia vào quá trình này, được tự do đưa ra ý kiến cá nhân để xây dựng và đóng góp vào việc định hình VHDN.

Tại NDT điều đầu tiên khi đã xác định được các giá trị cốt lõi đó là tạo ra sự gắn kết giữa chúng với các hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày của công ty. Luôn phải giữ được sự hài hòa lợi ích từ các quyết định của lãnh đạo hay đến các phản hồi của nhân viên về VHDN, bản thân các cấp quản lý và lãnh đạo phải luôn sẵn sàng tiếp cận và tiếp nhận các ý tưởng mới, không cổ hũ và hoài niệm để có thể xây dựng VHDN phù hợp nhất cho công ty. Điều này sẽ tạo ra một môi trường làm việc đầy cảm hứng, bản thân mỗi nhân viên đều cảm thấy được ý kiến đóng góp của mình được coi trọng và ghi nhận, từ đó hình thành nên sự liên kết chặt chẽ và bền vững giữa mọi người với nhau và giữa mọi người với VHDN của công ty.

NDT có thể đầu tư một nguồn lực nhỏ trong công ty để tiến hành khảo sát về VHDN tại công ty hằng năm. Việc này giúp cho VHDN được thay đổi linh hoạt và tối ưu liên tục phù hợp với chiến lược và phương hướng phát triển của NDT theo từng thời điểm khác nhau. Việc khảo sát cũng tạo cơ hội để nhân viên phản hồi những thứ

còn thiếu sót, khiếm khuyết của VHDN để từ đó đề xuất ra các giải pháp và phương án cái tiến. Việc liên tục theo dõi sâu sát và duy trì tối ưu VHDN sẽ giúp cho NDT ngày càng vững bước hơn trên thị trường hội nhập, định hình được giá trị cốt lõi riêng, tạo thế lợi thế cạnh tranh cho công ty.

4.3.3. Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng Nam Đăng

Bước đầu tiên trong viện triển khai xây dựng VHDN tại NDT đó là phải tạo nên sự tự giác và tự nhiên. Việc ngay lập tức áp đặt các quy chế sẽ gặp phải các vấn đề như sự bất đồng quan điểm, nhiều quy định chưa hợp lí… lâu dần đội ngũ nhân viên sẽ chỉ tập trung vào việc đối phó với các quy định. Cho nên trong thời điểm triển khai, cần tuyên truyền và truyền đạt các lí tưởng và chuẩn mực VHDN một cách mềm mại, khéo léo. Phải làm sao để người lao động thấy được những lợi ích cho cả công ty và bản thân họ khi thực hiện hành vi văn hóa theo đúng định hướng như ngay. Nhân viên từ vị thế bị bắt buộc thực hiện sẽ dần dần hình thành cơ chế tự nguyện và tự chia sẻ với những người khác cùng thực hiện VHDN chuẩn mực.

Bước tiếp theo là hoàn thiện VHDN tại NDT ngày càng phù hợp hơn với công ty cũng như làm sao để VHDN trở thành một công cụ đắc lực trên thị trường cạnh tranh và hội nhập. VHDN khi đã hoàn thiện không những giúp gia tăng và kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh từ bên trong, mà còn giúp khẳng định bản sắc riêng, thương hiệu và uy tín của NDT so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để làm được điều này, quá trình triển khai và phát triển VHDN tại công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng cần phải quán triệt và dựa trên năm quan niệm sau:

“Lấy con người làm gốc”: Phải lấy bản thân mỗi người lao động tại NDT làm yếu tố đầu tiên để xác định các giá trị cần cải thiện. Điều này sẽ giúp nâng cao được khả năng làm việc, trình độ quản lý cũng như giúp cho các quy định và chính sách dễ dàng thẩm thấu vào từng con người, từng bộ phận ben trong công ty. Các công việc cần phải làm có thể kể đến như nâng cao tinh thần và trách nhiệm cho đội ngũ nhân viên để cải thiện và phát triển khả năng làm việc chủ động, tự giác. Mở rộng việc đào tạo và phát triển trình độ văn hóa, thể chất, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ, cho họ

thấy được NDT đang có một văn hóa tập trung đầu tư nguồn lực cho nhân viên, điều này giúp khích lệ tinh thần làm việc của họ. Xây dựng và nâng cao ý thức của đội ngũ về các giá trị cốt lõi của NDT cũng như tinh thần làm việc cống hiến hết mình để dần dần, xen kẽ với chế độ thưởng phạt phân minh, hợp lý cũng như cơ chế quản lý dân chủ, người lao động cũng được quyền yêu cầu quyền lợi cho bản thân mình. Điều này sẽ khiến đội ngũ tạo ra thói quen làm việc hết sức, hết mình vì công ty, cũng như họ luôn cảm thấy được những gì mình nhận được hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra cho công ty. Ngoài thưởng về vật chất thì công ty cũng có thể hoàn toàn có thêm các phần thưởng về mặt tinh thần như: Cơ hội cân nhắc lên quản lí, đào tạo nâng cao nghiệp vụ miễn phí, đào tạo ngôn ngữ tiếng Anh miễn phí…

“Hướng tới thị trường”: Đây là quan niệm rất quan trọng khi NDT bước vào thời kì hộp nhập và cạnh tranh với các đối thủ không chỉ trong nước mà còn là ngoài nước. VHDN ngoài thể hiện bản sắc riêng còn phải luôn linh động và theo sát thực tiễn, có thể phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với thị trường. Các yếu tố có thể kể đến như chất lượng sản phẩm, quy cách đóng gói, dịch vụ hậu mãi, các chương trình giảm giá hay khuyến mãi… luôn cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng với điểm xuất phát và VHDN gốc của NDT rồi từ đó cải thiện, thay đổi và phát triển phù hợp với thị trường nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như thị phần cho NDT.

“Khách hàng là trên hết”: Công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng hướng ra thị trường cũng đồng nghĩ mục tiêu cuối cùng luôn phải là khách hàng. Muốn phát triển lâu dài và bền vững nghiễm nhiên doanh nghiệp luôn phải lấy khách hàng làm trọng tâm để từ đó phát triển. Các phương pháp có thể kể đến như xây dựng hệ thống tư vấn và văn hóa chăm sóc khách hàng ngay từ ban đầu, luôn cố gắn và nỗ lực giải quyết tất cả những thắc mắc và khiếu nại khách hàng gặp phải. Việc nâng cao chất lượng chăm sóc và tư vấn cũng đồng nghĩa với việc tăng sức mua của khách hàng cũng như uy tín của công ty trong mắt họ. VHDN cần phải thể hiện ở đây đó là lấy phục vụ làm tôn chỉ, doanh lợi chỉ là phụ. Phải cho khách hàng thấy được NDT luôn cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho họ hơn cả việc mang lại lợi nhuận về công ty. Khi khai thác tốt ở điểm này và thể hiện được VHDN trên thị trường, công ty sẽ xây dựng được một hình ảnh đầy uy tín và tốt đẹp.

“Đạo đức kinh doanh”: Công ty TNHH Công nghệ Nam Đăng trong quá trình phát triển cần phải quan tâm đến vấn đề là đạo đức chứ không nên chỉ tập trung vào sản phẩm và kinh doanh. Trong thời đại hội nhập và cách mạng công nghệ thông tin, rất nhiều khách hàng ở các quốc gia lớn nhỏ đều quan tâm tới vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường ngày càng nhiều hơn, các quy định từ chính phủ các nước về vấn đề này cũng ngày một xiết chặt. NDT cũng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường khi sản xuất và lãng phí tài nguyên trên thị trường trong nước. Để giải quyết điều này cần phải xác định rõ từ đầu rằng, với VHDN như vậy, NDT luôn hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường xuống mức thấp nhất có thể và luôn đảm bảo phải xử lí rác thải từ sản xuất triệt để và an toàn trước khi đưa ra ngoài môi trường. VHDN nêu rõ phải đưa lợi ích con người lên trên lợi ích của cải vật chất, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu hữu cơ, đảm bảo ổn định hài hòa giữa việc sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường sống chung cũng như an sinh xã hội

“Trách nhiệm với xã hội”: Tinh thần cống hiến hết mình không chỉ nên thể hiện với sản phẩm mà còn phải thể hiện ở việc bản thân công ty có thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình với xã hội hay không. Việc xây dựng VHDN của bản thân công ty cũng là đóng góp một phần trách nhiệm chung vào việc xây dựng văn hóa nhân loại. NDT không chỉ đóng góp cho xã hội ở phương diện tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều người, nhiều gia đình hay là đóng thuế cho nhà nước… mà còn phải đóng gop thêm nhiều vào nhu cầu văn hóa trên nhiều phương diện xã hội ngày nay. Có thể tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch tại địa phương, ủng hộ cho các quỹ khuyến học, quỹ người người, tổ chức hoặc tài trợ các buổi nói chuyện, tọa đàm, phổ biến kiến thức hữu ích cho người dân.... Với các hoạt động nhân đạo và đóng góp nhiều cho xã hội như vậy, hình ảnh và uy tín của NDT trong mắt của người dân cũng chính là người khách hàng sau này càng trở nên ấn tượng và đẹp đẽ. Đây cũng là phương hướng và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững và thiết thực, giúp bản thân NDT ngày càng đóng góp được nhiều hơn và công cuộc đổi mới đất nước, thể hiện trách nhiệm với xã hội nhiều hơn. Đúng với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

4.3.4. Ổn định và phát triển

Sau khi đã xây dựng, triển khai và cũng như từng bước hoàn thiện VHDN, điều quan trọng không kém và cần phải bắt tay vào thực hiện ngay đó là lên kế hoạch duy trì VHDN bền vững, ổn định và không bị phai mờ theo thời gian. Để thực hiện điều này

Một phần của tài liệu 26A-QTKD-02.LE VIET VINH (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w