Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương “sóng cơ và sóng âm” – vật lí 12 theo định hướng giáo dục stem 1 (Trang 37 - 39)

Hiện nay, có hai nhóm quan điểm về cấu trúc của NL tồn tại song song (Hoàng Hòa Bình, 2015): [7]

+ Nhóm quan điểm thứ nhất, tiếp cận cấu trúc NL theo nguồn lực hợp thành, bao gồm: tri thức, kĩ năng, thái độ với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là NL hiểu, NL làm và NL ứng xử. Sơ đồ 1.3 thể hiện cấu trúc đa thành tố của của các nguồn lực hợp thành NL của Đỗ Hương Trà (2016) cũng là một ví dụ cho nhóm quan điểm này. [5]

+ Nhóm quan điểm thứ hai, tiếp cận cấu trúc NL theo NL hợp phần. Theo

hướng tiếp cận này, cấu trúc NL gồm 3 phần chính: [7]

Hợp phần của NL: là các lĩnh vực chuyên môn tạo nên NL.

Thành tố của NL: là các NL hoặc kĩ năng bộ phận tạo nên mỗi hợp phần.

Các chỉ số hành vi: là những bộ phận nhỏ được tách ra từ các thành tố và là kết quả đầu ra được mong đợi.

Các chỉ số hành vi thường là những hành động thể hiện được như: viết ra (để đọc được), nói ra (để nghe được), làm (để quan sát được), tạo ra (sản phẩm vật chất để đánh giá được). Bên cạnh đó, để xác định mức độ chất lượng của mỗi chỉ số hành vi thì còn cần mô tả mức độ thành công của các hành vi mà HS thể hiện.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc của DH theo hướng NL hợp phần, kết hợp với việc tham khảo một số tài liệu của các tác giả nghiên cứu về NL GQVĐ, để phù hợp với hướng đi của đề tài, chúng tôi đề xuất cấu trúc của NL GQVĐ gồm 5 thành tố và 14 chỉ số hành vi, và ở phần sau của luận văn chúng tôi sẽ sử dụng cấu trúc NL GQVĐ của HS như bảng 1.1 dưới đây:

Bảng1.1 . Cấu trúc NL GQVĐ của HS (gồm 5 NL thành tố và 14 chỉ số hành vi)

NL thành tố Chỉ số hành vi Mã số 1. Phát hiện VĐ 1.1. Tìm hiểu tình huống có VĐ

Thực hiện các quan sát (thí nghiệm, sự vật, hiện tượng, ...). Mô tả đúng và đủ các thông tin về quá trình, hiện tượng từ đó làm cơ sở phân tích phát hiện trong quá trình, hiện tượng tồn tại VĐ cần giải quyết.

GQVĐ 1.1

1.2. Phát hiện VĐ

Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện tượng, tiến hành phân tích phát hiện trong quá trình, hiện tượng tồn tại VĐ cần giải quyết (hiện tượng, quá trình mới, khác hay mâu thuẫn với cái đã biết).

GQVĐ 1.2

1.3. Phát biểu VĐ

Diễn tả VĐ cần giải quyết dưới các phương thức (ngôn ngữ, văn

bản, bảng biểu, hình vẽ, …). GQVĐ 1.3 2. Thiết lập không gian thông tin về vấn đề 2.1. Tổng hợp thông tin

Tìm được các nguồn thông tin về về bối cảnh VĐ, kiến thức và phương pháp cần sử dụng để GQVĐ; đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin đó.

GQVĐ 2.1

2.2. Xử lí thông tin

Đưa ra các phán đoán nguyên nhân của VĐ và định hướng giải quyết vấn đề trên cơ sở lượng thông tin đã có.

GQVĐ 2.2

3.1. Đề xuất các giải pháp cho VĐ

Đưa ra được phương án GQVĐ khả thi cho mỗi nguyên nhân đã

3. Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu

3.2. Đánh giá tính khả thi của giải pháp và lựa chọn giải pháp tối

ưu

So sánh các giải pháp khả thi trên từng bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí, …) để ra quyết định lựa chọn thực hiện giải pháp tối ưu nhất.

GQVĐ 3.2

3.3. Lập được bản thiết kế sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu

tạo của sản phẩm (đối với các giải pháp theo quy trình kĩ thuật). GQVĐ 3.3

4. Thực hiện giải pháp

4.1. Lập kế hoạch thực hiện giải pháp

Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể.

GQVĐ 4.1

4.2. Thực hiện giải pháp

Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp đã lựa chọn.

GQVĐ 4.2

4.3. Giám sát quá trình thực hiện giải pháp

Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khăn, đưa ra điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh.

GQVĐ 4.3 5. Đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự

5.1. Đánh giá quá trình GQVĐ và điều chỉnh việc GQVĐ Đánh

giá được quá trình GQVĐ; đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả GQVĐ.

GQVĐ 5.1

5.2. Đánh khả năng ứng dụng của giải pháp

Xem xét kết quả thu được trong bối cảnh mới, phát hiện những VĐ thành tố mới và diễn đạt VĐ mới cần giải quyết.

GQVĐ 5.2

5.3. Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc

GQVĐ tương tự

Tự vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết thành công các VĐ tương tự.

GQVĐ 5.3

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương “sóng cơ và sóng âm” – vật lí 12 theo định hướng giáo dục stem 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)