trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Trên cơ sở đã trình bày, NL chính là một tổ hợp bao gồm nhiều NL thành tố thể hiện qua những hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ đến động cơ, hứng thú của HS khi thực hiện các hành động đó. Như vậy, để phát triển một NL nào đó của HS thì điều tất yếu là GV phải rèn luyện được kĩ năng của các NL thành
tố cho đến khi HS thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kĩ năng này. Đồng thời, GV phải tạo được động cơ, hứng thú cho HS trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu.
Căn cứ vào các chỉ số hành vi của NL GQVĐ, có thể chỉ ra một số biện pháp để phát huy NL GQVĐ của HS trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM được thể hiện bằng bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hệ thống biện pháp phát triển NL GQVĐ của HS trong dạy học
theo định hướng giáo dục STEM [19]
Mục tiêu Biện pháp Mã số
1. Rèn luyện kĩ năng nhận
1.1. Chọn lọc VĐ thiết thực, gần gũi, phù hợp với nhu cầu
GQVĐ của HS. GP 1.1
1.2. Thiết lập hệ thống câu hỏi kích thích nhu cầu GQVĐ của
HS. GP 1.2
thức, tìm hiểu VĐ
1.3. Cung cấp được dữ kiện liên quan để HS đánh giá tính cấp thiết của VĐ, từ đó hình thành động cơ học tập để GQVĐ cho HS.
GP 1.3 1.4. Thực hiện phản hồi, định hướng và thống nhất VĐ sau
khi HS phát biểu VĐ. GP 1.4 2. Rèn luyện kĩ năng thiết lập không gian thông tin cho VĐ
2.1. Tổ chức cho HS luyện tập khả năng dự đoán trong quá
trình thực hiện các chủ đề STEM. GP 2.1
2.2. Hướng dẫn HS xác định các bước thu thập thông tin (xác định nguồn thông tin liên quan, đánh giá mức độ tin cậy nguồn thông tin, …).
GP 2.2 2.3. Tổ chức cho HS xây dựng giả thuyết, lật lại VĐ để mở
rộng và khắc sâu kiến thức. GP 2.3 3. Rèn luyện kĩ năng lựa chọn giải pháp tối ưu
3.1. Tổ chức xây dựng công cụ đánh giá với hệ thống tiêu chí
rõ ràng giúp HS có định hướng tốt trong quá trình GQVĐ. GP 3.1 3.2. Định hướng học sinh tiến hành xây dựng giải pháp theo
các bước:
1. Xác định vấn đề cần thiết kế;
2. Phân tách vấn đề thành các vấn đề thiết kế thành tố; 3. Sử dụng các kĩ thuật động não để tạo ý tưởng cho từng vấn đề thiết kế thành tố nhằm khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh;
4. Từ các ý tưởng tổ hợp thành giải pháp hoàn chỉnh.
3.3. Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thúc đẩy HS đưa ra
nhiều giải pháp: chia sẻ giải pháp với các thành viên trong nhóm; thống nhất, báo cáo các giải pháp với tập thể và cùng nhau tham gia phản biện.
GP 3.3 4. Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch và thực hiện giải pháp
4.1. Định hướng HS lập được kế hoạch và thực hiện được giải pháp đã lựa chọn theo các bước:
1. Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc;
2. Xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu;
3. Xác định mức độ ưu tiên của từng công việc; 4. Xác định các phương tiện (dụng cụ, vật liệu) và điều kiện thực hiện;
5. Phân công nhiệm vụ rõ ràng; 6. Tiến hành thực hiện.
GP 4.1
4.2. Tổ chức cho HS thiết kế phương án thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của mình và tiến hành kiểm nghiệm theo
đúng phương án đã đề ra. GP 4.2 5. Rèn luyện kĩ năng đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp
5.1. Định hướng cho nhóm HS tiến hành đánh giá theo quy trình nhất định, cụ thể như sau:
1. Xác định nội dung cần đánh giá; 2. Xác định phương pháp đánh giá;
3. Tiến hành đánh giá kết quả theo chuẩn; 4. Rút ra kết luận.
GP 5.1