Khảo sát, kiểm tra và phục hồi hệ thống lái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi hệ thống phanh, lái, treo và truyền lực ô tô hyundai grace tại bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 51 - 56)

2.2.2.1. Quy trình tháo và kiểm tra.

1) Quy trình tháo cơ cấu lái

Bước 1. Đánh dấu trên đai ốc hãm với thanh đòn cuối để không lam thay đổi góc đặt bánh xe, giữ vô lăng ở vị trí các bánh xe thẳng v à đánh dấu để sau này lắp lại đúng.

Bước 2. Tháo đai ốc cố định khớp cầu và dùng cảo và búa đóng khớp cầu ra. Bước 3.Giữ và tháo các bulong cố định cơ cấu lái.

Bước 4. Tháo đầu thanh lái trái- phải:

 Đánh dấu vị trí trên đầu thanh lái và đầu nối thanh răng.

 Nới đai ốc hãm.

 Tháo đầu thanh lái và đai ốc hãm.

Bước 5. Tháo cao su bọc thanh răng trái và phải.

 Dùng tô vít và kìm nới lỏng kẹp.  Đánh dấu cao su phải.

Bước 6. Tháo các đầu nối thanh răng bên trái và phải:

 Dùng đục và búa tháo phần hãm của đệm răng.

Bước 7. Tháo đầu nối thanh răng và đệm răng:

tháo đầu nối thanh răng và đệm răng.

 Chú ý đánh dấu đầu nối thanh răng trái phải, tránh va đập thanh răng.

Bước 8. Tháo đai ốc hãm nắp lò xo dẫn hướng thanh răng:

 Lấy nắp lò xo dẫn hướng thanh răng, lò xo dẫn hướng, dẫn hướng và đế dẫn hướng thanh răng.

Bước 9. Tháo hộp lái:

 Tháo nắp hộp lái và tháo Trục vít.

Bước 10. Tháo nút chặn đầu xilanh:

 Tháo rong nắp chặn đầu xilanh.

Bước 11. Tháo thanh răng và ph ốt dầu(cẩn thận không đánh rơi thanh răng). 2) Kiểm tra cơ cấu lái

Bước 1.Kiểm tra thanh răng:

 Dùng đồng hồ xo kiểm tra độ đảo thanh răng, mòn hay hỏng(Độ đảo cực đại là: 0.3mm).

 Kiểm tra mặt lưng của thanh răng xem có bị mòn hay hỏng không.

Bước 2. Kiểm tra vòng bi vỏ thanh răng :

 Kiểm tra vòng bi vỏ thanh răng xem có bị ghỉ hay hỏng không.  Bôi mỡ vào vòng bi.

Bước 3. Kiểm tra bạc:

 Kiểm tra bề mặt bên trong của bạc trên nút chắn dầu xilanh xem có bị nứt không.

Bước 4. Kiểm tra rong xilanh:

 Kiểm tra rong xilanh xem có kín không.

Bước 5. Kiểm tra độ rơ và vô lăng:

 Xe dừng và các bánh hướng thẳng.  Lắc nhẹ vô lăng về phía tr ước và

sau bằng ngón tay với lực nhẹ, sau đó kiểm tra độ rơ. Độ rơ cực đại là 25 mm.

Bước 6. Kiểm tra lực quay vô lăng:

 Để vô lăng ở vị trí giữa.  Tháo mặt vô lăng.

 Khởi động động cơ và chạy không tải.

 Đo lực quay vô lăng ở cả hai hướng, lực quay vô lăng là 70 kgf.cm.

 Xiết đai ốc bắt vô lăng, mô men xiết là: 360 kgf.cm.

 Lắp mặt vô lăng.

Bước 7. Kiểm tra độ rơ của các ổ bi bánh xe

 Kiểm tra khe hở các ổ bi theo phương pháp dọc trục.

 Kiểm tra bề mặt bi xem có cháy, xước không.

Bước8. Kiểm tra bắt chặt hệ thống treo tr ước. Bước9. Kiểm tra bắt chặt các thanh dẫn động lái. Bước10. Kiểm tra bắt chặt các khớp cầu.

Bước11. Kiểm tra sự làm việc của giảm chấn, sự dò dầu giảm chấn, độ mòn bạc.

Bước12. Kiểm tra cam quay, dùng dung dịch màu kiểm tra các vết nứt.

3) Kiểm tra góc đặt bánh xe C-D: 2.5 ± 2 mm

Nếu không như tiêu chuẩn điều chỉnh đầu thanh răng

4)Điều chỉnh độ chụm bánh xe.

Điều chỉnh:

- Tháo các vòng kẹp cao su chắn bụi.

- Nới lỏng các đai ốc khóa đầu thanh nối.

- Xoay các đầu thanh răng phải và trái một lượt như nhau để điều chỉnh(Chiều dài các đầu phải và trái là như nhau).

- Độ chênh lệch của chiều dài đầu thanh răng: 1.0 mm hay nhỏ hơn.

- Điều chỉnhxong xiết các đai ốc đầu thanh nối, lắp cao su chắn bụi

5) Kiểm tra góc bánh xe - Tháo các bulong hãm cam quay và

kiểm tra

- Góc bánh xe: lớn nhất

- Nếu các góc bánh xe khác tiêu chuẩn điều chỉnhbằng các bulong hãm cam quay(Nếu góc bánh xe không thể điều chỉnh đến giá trị lớn nhất thì kiểm tra thay các chi tiết mòn và hỏng).

-Chú ý: Khi đánh hết vô lăng không chạm vào thân xe hoặc các ống mềm.

Bánh xe bên trong 40o10’ Bánh xe bên ngoài 36o40’

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi hệ thống phanh, lái, treo và truyền lực ô tô hyundai grace tại bộ môn kỹ thuật ô tô khoa cơ khí (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)