Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 14.DAO PHUONG THAO (Trang 27 - 28)

Quản trị nhân lực được hiểu như một chuỗi gồm những quy định cũng như là hoạt động cụ thể về các vấn đề như tuyển mộ, đào tạo, xây dựng và phát triển cũng như phát huy nguồn lực con người trong một doanh nghiệp nhằm mục đích cho ra kết quả sau cùng là tốt nhất cho cả tổ chức và người lao động.

Theo Mathis & Jackson (2007), định nghĩa của quản trị nguồn nhân lực là tạo ra chuỗi hệ thống cụ thể cho mỗi tổ chức nhằm mục đích tối ưu hoá việc dùng các nguồn lực con người để có thể hiện thực hoá những điều mà tổ chức muốn hướng tới.

Quản trị nguồn nhân lực thực tế là chuỗi hệ thống hoạch định, tổ chức, chỉ đạo cũng như kiểm soát nhằm mục đích tuyển chọn, đào tạo, phát huy và tối ưu hoá nguồn nhân lực để từ đó thu hái được mục tiêu sau cùng mà tổ chức đề ra.

Chúng ta xem quản trị nguồn nhân lực chính là việc đào tạo, phát huy và tối ưu hoá nguồn nhân lực cũng như đem đến đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần cho nguồn nhân nhằm mục đích tạo ra một tập hợp lực lượng lao động vững mạnh và đáp ứng được với nhu cầu của tổ chức đặt ra.

Quản trị nguồn nhân lực là hình thức quản lí mà ở đó có trách nhiệm tuyển mộ người lao động vào tổ chức, và giúp họ có thể hoàn thành công việc, trả lương tương xứng với sức lao động của họ bên cạnh đó tìm ra cách xử lí các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm việc.

Sự bùng nổ của công nghệ ngày nay cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của khoa học kĩ thuật làm cho các nhà quản trị trong lĩnh vực nhân sự phải linh động và nhanh chóng thích nghi. Do đó, vấn đề tuyển dụng, thu hút cũng như là bồi dưỡng, phân bổ nhân sự trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững chính là một trong những điều cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết.

Nghiên cứu về quản trị nhân lực nhằm mục đích tạo ra những công cụ quản lí cho nhà quản trị tạo ra cách sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu hơn, học cách tạo ra tiếng nói chung của nhân viên với mình để đảm bảo quyền lợi chung của cả hai phía và biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân viên, cũng như xét các tiêu chí hình thức đánh giá người lao động phù hợp và công bằng, biết cách tạo động lực giúp họ yêu thích và cống hiến tận tâm với công việc và góp phần giảm thiểu các nhầm lẫn trong tuyển dụng hay phẩn bổ nguồn lao động để tối ưu hoá chất lượng công việc cũng như giúp tổ chức đạt được mục tiêu sau cùng và phát triển bền bỉ.

Một phần của tài liệu 14.DAO PHUONG THAO (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w