Chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH QUẬN 10 ĐẾN NĂM 2025 (Trang 46 - 52)

7. Bố cục của luận văn

2.4.2. Chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản là chỉ tiêu quan trọng trong việc sử dụng mô hình Camels, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn quy định tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm dưới 8% so với tổng ngân quỹ tránh tình trang dự trữ dư thừa gây lãng phí. Có thể nói. hiệu quả sử dụng ngân quỹ là hợp lý.

Bảng 2.2: Bảng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, chi nhánh Quận 10 giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: triệu đồng

TÀI SẢN 2018 2019 2020

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 18.458 19.329 21.234

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 0 0 0

Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng 473.264 545.582 688.637 khác

Tiền gửi tại các TCTD khác 469.752 542.458 685.742

Cho vay các TCTD khác 3.512 3.124 2.895

Dự phòng rủi ro 0 0 0

Chứng khoán kinh doanh 0 0 0

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài 2.015 1.813 1.765 sản tài chính khác

Cho vay khách hàng 3.842.439 4.341.201 5.122.763

Cho vay khách hàng 3.918.762 4.425.126 5.215.178

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -76.323 -83.925 -92.415

Chứng khoán đầu tư 0 0 0

Góp vốn, đầu tư dài hạn 0 0 0

Vốn góp liên doanh 0 0 0

Đầu tư dài hạn khác 0 0 0

Tài sản cố định hữu hình 14.580 20.651 27.955

Nguyên giá tài sản cố định 16.253 23.054 31.167

Khấu hao tài sản cố định -1.673 -2.403 -3.212

Tài sản cố định vô hình 7.647 8.257 8.387

Nguyên giá tà sản cố định 8.543 9.210 9.353

Hao mòn tài sản cố định -896 -953 -966

Tài sản Có khác 58.763 59.568 63.872

Các khoản phải thu 30.174 39.256 41.142

Các khoản lãi, phí phải thu 20.762 11.428 13.192

Tài sản Có khác 7.827 8.884 9.538

Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản 0 0 0

TỔNG TÀI SẢN 4.417.166 4.996.401 5.934.613

Cân số

NỢ PHẢI TRẢ

Các khoản nợ Ngân hàng trung ương 482.500 775.235 976.000 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng

khác

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 0 0 0

Vay các tổ chức tín dụng khác 0 0 0

Phát hành giấy tờ có giá 545.100 745.000 815.000

Các khoản nợ khác 245.477 229.206 224.939

Các khoản lãi, phí phải trả 103.543 119.551 152.835

Các khoản phải trả và công nợ khác 130.271 121.562 132.426

Dự phòng rủi ro khác 2.321 2.209 2.824 Thu nhập 230.460 251.398 245.191 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 3.984.272 4.691.182 5.599.455 VỐN CHỦ SỞ HỮU Các quỹ dự trữ 432.894 305.219 335.158 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 432.894 305.219 335.158 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ 4.417.166 4.996.401 5.934.613 SỞ HỮU

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tài sản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Quận 10 giai đoạn 2018 – 2020

2.4.2.1. Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu

Cho vay là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Hoạt động này đem lại 80% thu nhập cho ngân hàng, là nguồn bù đắp chính cho các chi phí hoạt động. Đến tháng 12/2020 dư nợ cho vay trên địa bàn Quận 10 đạt trên 50.000 tỷ đồng, chi nhánh chỉ chiếm 7% thị phần, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn vừa phải giữ thị phần của mình vừa phải mở rộng địa bàn, thu hút khách hàng hơn nữa. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, quy mô và cơ cấu tín dụng tăng trưởng ổn định cả về doanh số cho vay và dư nợ; cơ cấu cho vay được cân đối phù hợp với nguồn vốn và nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ năm 2018, trong cơ cấu cho vay của chi nhánh có tới 45% đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch

vụ; 55% còn lại đầu tư cho công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng, xây dựng cơ bản và vật liệu xây dựng. Loại hình khách hàng Doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ có xu hướng ngày càng cân bằng. Bởi chi nhánh có các điểm giao dịch tại các nơi đông dân cư, làng nghề và cũng có điểm gần các khu công nghiệp. Việc cho vay KHDN giúp lưu thông và cân bằng nhu cầu vốn trong xã hội, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Các KHDN cho vay của chi nhánh Quận 10 chủ yếu là khách hàng lâu năm như một số doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn Quận và một số đị phương lân cận. Việc cho vay KHDN giúp lưu thông và cân bằng nhu cầu vốn trong xã hội, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời cho vay KHDN mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng, và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng. Cụ thể với KHDN ngân hàng phát triển các sản phẩm kèm theo như: mở tài khoản, mở thẻ, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, sản phẩm ngân hàng điện tử Efast (cho doanh nghiệp), SMS, Ipay cho cá nhân.

+ Hoạt động cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn và các Quỹ tín dụng diễn ra gay gắt, số lượng các NHTM trên địa bàn Quận 10 có đến 10 ngân hàng, số điểm giao dịch là 50 điểm, trong khi đó TMCP Sài Gòn bất lợi hơn do khách hàng truyền thống của ngân hàng là công nghiệp và dịch vụ thương mại, phạm vi nhỏ hẹp và là nguồn khách hàng bị cạnh tranh cao từ thực tế trong những năm gần đây cho thấy một bộ phận khách hàng đã chuyển sang vay vốn ở các NHTM khác hoặc vay phân tán ở tất cả các NHTM trên địa bàn.

Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn thanh toán (đến hạn) kể cả thời gian đã gia hạn nợ ghi trên hợp đồng mà khách hàng không có khả năng trả tại thời điểm đó. Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Quận 10 nợ tồn đọng, nợ đã ra hạn, nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, các khoản nợ này đều từ năm khủng hoảng 2014. Các khoản nợ quá hạn khi đưa vào xử lý đều dẫn tới tình trạng nợ khó đòi, điều này thể hiện chất lượng tín dụng vẫn cần phải xem xét và rút kinh nghiệm đồng thời có các biện pháp hợp lý để tránh xảy ra tình trạng nợ tồn đọng. Ngay từ những bước khảo sát đầu tiên để điều tra khách hàng, ngân hàng cần có những tính toán để dự đoán khả năng tài chính mà khách hàng có thể chi trả, phải tìm hiểu và nắm rõ được

các quan hệ tài chính khác mà khách hàng đang giao dịch ngoài các giao dịch với ngân hàng.

Hầu hết khách hàng có nợ quá hạn đều gặp khó khăn về tài chính (có trường hợp mất vốn) khó có khả năng phục hồi, phát triển để trả nợ ngân hàng. Việc xử lý nợ quá hạn bằng tài sản thế chấp lại gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến việc khởi tố, tranh chấp, kiện tụng… Nợ quá hạn là phần tài sản tạm không sinh lời, số nợ quá hạn khó thu lớn sẽ làm giảm nguồn thu nhập của ngân hàng do phải thực hiện trích dự phòng rủi ro nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần có giải pháp, hướng xử lý phù hợp để giải quyết dứt điểm đối với nợ quá hạn đã nêu trên.

Năm 2014 là năm khó khăn đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Quận 10, khi chi nhánh làm ăn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Năm 2015, TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Quận 10 tiến hành rà soát, củng cố, xử lý nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong diễn biến khó khăn thách thức của nền kinh tế. Tình hình xử lý tín dụng và các cán bộ tín dụng có liên quan đến nợ quá hạn khá kiên quyết dẫn đến lượng cán bộ tín dụng tập trung giải quyết nợ tồn đọng khá lớn, ảnh hưởng tới tiến độ phát triển. Từ năm 2015 bằng nỗ lực cải thiện chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, giữ chân, chăm sóc khách hàng tốt, tìm kiếm khách hàng vay mới, đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0.5%/tổng dư nợ, năm 2020 mức 0.42%, năm 2020 là 0.41%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của TMCP Sài Gòn

– Chi nhánh Quận 10 qua các năm có dấu hiệu giảm và khá ổn định

2.4.2.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng chỉ đáp ứng khoảng 95% yêu cầu. Con số dự phòng rủi ro tín dụng thực tế tại ngân hàng đã đáp ứng con số phải trích lập theo quy định do đã có sự rút kinh nghiệm từ bài học trong quá khứ.

2.4.2.3. Tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

Trong giai đoạn 2018 – 2020, tiếp tục duy trì cơ cấu vốn đầu tư cho vay ngắn hạn 75%, trung, dài hạn 25%; tập trung tăng trưởng tín dụng nhóm ngành: Thương mại - dịch vụ; Công nghiệp chế biến, chế tạo; hàng tiêu dùng và các sản phẩm bán lẻ; Tập trung huy động ưu đãi ở các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên nên tỷ lệ cho vay trung và dài hạn bằng vốn huy động ngắn hạn đều dưới 20% - một tỷ lệ an toàn so với yêu cầu

đặt ra đối với NHTM (dưới 40%). Chỉ tiêu này xếp hạng: hạng 2

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH QUẬN 10 ĐẾN NĂM 2025 (Trang 46 - 52)