lạnh. Nói chung đậu xanh chỉ có thể sinh trưởng trong điều kiện lạnh từ 2-12 °C. Ngoài ra, chiều cao cây cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoài cảnh nên gặp nhiệt độ thấp có thể hạn chế chiều cao cây (Vũ Ngọc Thắng & cs., 2019, Chih- Wen Yu & cs., 2002). Trong thí nghiệm này, qua 3 và 7 ngày xử lý cho thấy chiều cao cây bị hạn chế ở tất cả các giống nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lại chưa rõ ràng, chưa phản ánh mức độ chống chịu lạnh giữa các giống.
Hình 4.2. Các mẫu giống đậu xanh giai đoạn nảy mầm
4.1.2. Ảnh hưởng của lạnh đến sự phát triển diện tích lá của các giống đậu xanh xanh
Lá là cơ quan sinh dưỡng thực hiện các chức năng quang hợp, trao đổi khí và hô hấp. Lá có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây ở tất cả các giai đoạn. Nhờ có bộ lá phát triển mà cây liên tục được tích lũy chất khô, trong đó 90 - 95% lượng chất khô tích lũy được là do quang hợp tạo ra. Cũng như các cây trồng khác, bộ lá đậu xanh đặc biệt có ý nghĩa vào giai đoạn ra hoa - làm quả (Vũ Ngọc Thắng & cs., 2019).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi chưa bị lạnh diện tích lá của các giống biến động từ 14,2 -15,7 cm2/cây. Trong đó 7 giống đậu xanh có diện tích lá thấp
26
nhất và tương đương nhau (sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05) gồm ĐXVN7,
diện tích lá cao nhất là giống ĐX14 (15,7 cm2 lá/cây). Tuy nhiên sự sai khác về diện tích lá của giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống DDX16 và ĐXVN05 với độ tin cậy α = 0,05.
Bảng 4.2. Diện tích lá của các giống đậu xanh khi bị lạnh Tên giống ĐXVN7 ĐXHL10 ĐX11 ĐX14 ĐXVN6 ĐX17 NBT02 ĐXVN05
Ghi chú: Các chữ viết tắt trong bảng: DT = diện tích; XLL = xử lý lạnh. Số liệu được phân tích ANOVA theo phương pháp Duncan’s Multiple Range Test. Giá trị được trình bày là giá trị trung bình (mean) ± SE (standard error) với số mẫu (n) = 15, các giá trị trong cùng cột có số mũ khác nhau thì khác nhau có
Hình 4.3. Ảnh hưởng của lạnh đến diện tích lá của các giống đậu xanh
Khi cây bị lạnh sau 3 ngày, sự tăng trưởng diện tích lá đã bị hạn chế và gàn như không tăng lên (bảng 4.1). Mặc chiều cao giữa các giống đậu xanh có khác nhau, với dao động trong khoảng 14,3 -15,8 cm2/cây nhưng mức độ khác biệt có
ýnghĩa thống kê tương tự như khi chưa xử lý lạnh. Kết quả phân tích thống kê đã chỉ ra rằng 7 giống đậu xanh có diện tích lá tương đương nhau (sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với α = 0,05) gồm ĐXVN7, ĐXHL10, ĐX11, ĐX16, ĐX17, NBT02 và ĐXVN05. Giống có diện tích lá cao nhất vẫn là giống ĐX14 (15,8 cm2 lá/cây). Tuy nhiên sự sai khác về diện tích lá của giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống ĐX16 và ĐXVN05 với độ tin cậy α = 0,05. Tuy nhiên, giữa giống ĐX14 giống so với các giống còn lại (ngoại trừ ĐX16 và ĐXVN05), sự khác biệt về diện tích lá lại không có ý nghĩa thống kê khi cây bị lạnh 3 ngày ở giai đoạn cây con.
Kết quả về ảnh hưởng của lạnh đến diện tích lá của các cây sau 7 ngày bị lạnh cũng tương tự khi bị lạnh 3 ngày. Giống có diện tích lá cao nhất vẫn là giống ĐX14 (16,2 cm2 lá/cây). Tuy nhiên sự sai khác về diện tích lá của giống ĐX14 chỉ có nghĩa ý thống kê khi so với giống DDX16 và ĐXVN05 với độ tin cậy α = 0,05 và không có ý nghĩa thống kê khi so với các giống còn lại. Ngoài ra, sự sai khác về diện tích lá giữa các giống ĐXVN7, ĐXHL10, ĐX11, ĐX16, ĐX17, NBT02 và ĐXVN05 cũng không có ý nghĩa thống kê khi cây bị lạnh 7 ngày ở giai đoạn cây con.