Các hợp chất thứ cấp như acid salicylic, methyl salicylic và acid jasmonic cũng đóng vai trò như các phân tử tín hiệu khởi động quá trình chịu lạnh ở cây trồng. Các hợp chất này khi được xử lý ngoại sinh cũng cải thiện đáng kể khả năng chịu lạnh. Xử lý 0,5 mM SA đã cải thiện khả năng chịu lạnh của ngô, dưa chuột và gạo đã được báo cáo bởi Kang & Saltveit (2002). SA ngoại sinh cũng làm giảm tổn thương gây ra bời sự đóng băng trong lá lúa mì trồng trong điều kiện nhiệt độ thấp (Taşgín & cs., 2003). Tổn thương do lạnh ở cây ớt chuông
12
xanh mới thu hoạch (Capsicum annuum) đã được giảm bớt khi xử lý hơi methyl SA và methyl jasmonate (JA) (Fung & cs., 2004). Việc giảm tổn thương lạnh này trong ớt chuông xanh có liên quan đến sự gia tăng biểu hiện của gen oxy hóa thay thế (AOX) gây ra bởi hơi methyl SA và methyl JA. Những quan sát này cho thấy một con đường hô hấp thay thế có liên quan đến phản ứng của thực vật đối với các stress lạnh. Xử lý acetyl SA (0,1 mM) hoặc methyl JA (3 μM) cải thiện đáng kể sự nảy mầm của hạt ở ớt ngọt cũng đx được báo cáo bởi Korkmaz (2005).
Sử dụng các hợp chất ngoại sinh như một biện pháp tác động đến hệ thống trao đổi chất và hệ thống chống oxy hóa khi bị lạnh ở đậu xanh (Vigna radiata
L.) đã được báo cáo bởi Saleh (2007). Tác giả đã sử dụng cây con hai mươi ngày tuổi được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm bằng nhau, nhóm thứ nhất được để lại trong ngôi nhà kính ở 35 °C, nhóm thứ hai được xử lý lạnh ở 5 °C trong 5 hoặc 10 giờ và nhóm thứ 3 được xử lý với 0,0; 25 và 50 mg/L paclobutrazol, 0,5 và 1 mM axit abscisic hoặc 0,1 và 0,5 mM H2O2 trước khi gây lạnh nhân tạo ở 5 °C. Kết quả cho thấy, stress lạnh làm tăng đáng kể peroxid hóa lipid, rò rỉ màng và mức độ hydrogen peroxide, trong khi các hoạt động của các enzymes chống ô-xy hóa là catalase, peroxidase và ascorbate peroxidase đã giảm. Ngoài ra, diệp lục và carbohydrate tổng số, hàm lượng protein và proline giảm sau khi tiếp xúc với
5°C. Các công thức xử lý bằng Paclobutrazol, axit abscisic và H2O2 đã cải thiện các tổn thương do lạnh bằng cách làm giảm peroxid hóa lipid, rò rỉ màng và mức độ H2O2 nhưng làm tăng hàm lượng diệp lục, carbohydrate, protein và proline; tăng các hoạt động của enzyme chống oxy hóa.
Nghiên cứu sử dụng các hợp chất ngoại sinh để tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng cũng đã được thực hiện tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung và CS (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của salicylic axit (SA)
ở2 mức nồng độ khác nhau (0,25 mM và 0,50 mM) đến cây dưa chuột trong điều kiện hạn nhân tạo bằng PEG - 6000. Kết quả cho thấy, hạn đã làm giảm mạnh mẽ khả năng sinh trưởng của cây dưa chuột, nhưng khi bổ sung thêm SA vào các công thức hạn đã làm giảm tác động của hạn đối với cây dưa chuột ở giai đoạn cây con, thể hiện qua các chỉ tiêu về sinh trưởng và một số stress markers. Chiều cao cây tăng 1,2 lần, số lá, diện tích lá, chỉ số LAI tăng lần lượt là 1,66 lá/cây, 13,3 cm2 lá/cây, 1,2 lần; sự tích lũy chất khô tăng tương ứng là 1,7 và 4,5 lần ở thân là và ở rễ; hàm lượng diệp lục a, hàm lượng diệp lục b tăng từ 0,01 đến 0,06 mg, nhưng hàm lượng carotenoids lại giảm 0,01 mg ở công thức hạn có SA so với điều kiện hạn không có SA.
13