Công tác phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn nuôi tại huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ình hình mắc bệnh ORT do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra ở đàn gà thả vườn nuôi tại huyện bình giang tỉnh hải dương và thừ nghiệm điều trị (Trang 44 - 53)

Giang

Huyện Bình Giang là huyện có diện tích khá rộng với 16 xã, trị trấn, khí hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ ràng phù hợp cho việc chăn nuôi gà thả vườn hiện nay. Để nắm bắt thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh chúng tôi đã tiến

Bảng 4.2. Thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn nuôi tại ba xã trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (n=30 hộ)

Biện pháp

Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả Tẩy giun sán định kỳ cho gà

Sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh

Kết quả bảng 4.2 cho thấy, thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn đạt tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi đạt 80%, việc định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả là 90%, đối với hoạt động sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh là 83%. Tẩy giun sán định kỳ cho gà đạt 73%. Qua các con số đã cho thấy người dân trên địa bàn huyện đã ý thức được vệ sinh trong quá trình chăn nuôi và áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi an toàn hiệu quả.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hộ chăn nuôi chưa thật sự để ý đến việc phòng chống dịch bệnh cho gà. Chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với số lượng ít và chưa được tham gia các buổi hội thảo, và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Một số hộ để khu vực chăn nuôi có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước bẩn, phân và các chất thải không được xử lý. Bãi chăn thả không được rắc vôi, tiêu độc, cống rãnh đọng nước là nơi chứa các loại mầm bệnh và các loài đóng vai trò là ký chủ trung gian (KCTG) truyền bệnh như: muỗi, giun đất, giun kim... ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi. Điều này được thể hiện rõ hơn qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Quy trình vệ sinh tại một số trang trại (n=30 hộ)

Giai

Quy trình vệ sinh đoạn

- Quét sạch nền chuồng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài

khi - Dùng thuốc sát trùng phun trong và ngoài chuồng để sát

Giai

Quy trình vệ sinh đoạn

nhập trùng chuồng, tiêu độc nền, tường, vỉa hè với liều 1 lít/

1m2 nền.

- Sau 3 – 4 ngày, đợi nền chuồng khô ráo, quét vôi hoặc rắc vôi bộtlên tường trong và ngoài chuồng, vỉa hè.

- Vệ sinh hệ thống dẫn nước cho gà, rửa sạch, phun thuốc sát trùng

- Kiểm tra các dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi được bố trí và kiểm tra đầy đủ. Rắc vôi bãi chăn thả.

- Sau 1 tuần lại sát trùng lại bằng thuốc sát trùngsau đó đợi đến khi gà về.

- Thức ăn và nước uống cho gia cầm luôn đảm bảo sạch sẽ. Máng ăn và máng uống ngày nào cũng phải vệ sinh 1 lần.

- Khi gà ở giai đoạn hậu bị, cứ 3 – 4 ngày phải quét lông gà cho vào bì rồi đem ra ngoài chôn hoặc đốt để tránh mầm

Sau bệnh từ trong gốc lông.

khi - Thường xuyên kiểm tra rắc thêm trấu và rắc men khử mùi

nhập hôi cho trong chuồng. Nếu chuồng ướt phải hót hết chỗ bị

ướt đi và thêm trấu bổ sung vào nền chuồng.

- Trên đầu chuồng luôn được quét dọn sạch sẽ. Rắc vôi bột lên đầu chuồng và xung quanh chuồng trại.

- Định kì phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và xung quanh bằng dung dịch thuốc sát trùng

- Phân gà được dọn sạch, đóng vào bì mang ra ngoài.

- Máng ăn mang ra ngoài và rửa sạch và phun thuốc sát trùng. Hệ thống uống nước của gà đước rửa sạch và phun thuốc sát

bán gà - Tháo hết bóng đèn trong chuồng ra và tắt nguồn điện.

- Phun thuốc sát trùng vào nền chuồng và quanh chuồng. Để khô rồi đóng cửa chuồng lại để trống trong 15-20 ngày.

Bảng 4.3 cho thấy rằng: các hộ chăn nuôi có tuân thủ theo quy trình vệ sinh trang trại. Tuy nhiên, ở mỗi khâu lại có tỷ lệ áp dụng khác nhau, trong đó được

áp dụng nhiều nhất là các biện pháp vệ sinh cơ giới sau đó là các biện pháp vệ sinh hóa học. Các hộ không áp dụng đầy đủ các biện pháp vệ sinh thường là những hộ mới chăn nuôi, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Các hộ này thường có ít kinh nghiệm chăn nuôi hoặc chăn nuôi chỉ là nguồn thu nhập phụ của gia đình, nên họ thường không chú trọng công tác vệ sinh chuồng trại, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát.

4.1.5. Phòng bệnh bằng vaccine

Để hạn chế dịch bệnh xảy ra một cách hiệu quả thì việc kết hợp giữa vệ sinh phòng bệnh và dùng vaccine là rất cần thiết. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của từng đàn gà và kiểm tra mẫu mà lịch vaccine phòng bệnh được xây dựng phù hợp với điều kiện dịch tễ từng vùng và từng giống gà. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát 30 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn ba xã, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine đang được sử dụng tại một số hộ/trang trại (n=30 hộ) Ngày 1 2 3 10 15 18 21

42 70-84

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy việc phòng bệnh bằng vaccine cho gia cầm được người chăn nuôi chú trọng, các bệnh được sử dụng vắc xin nhiều nhất là Newcastle, Marek, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm (IB) với 100% số hộ được điều tra có sử dụng. Đặc biệt là bệnh Newcastle sử dụng vaccine 5 lần đối với gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Thấp nhất là bệnh cúm gia cầm với 33% số hộ áp dụng. Các con số trên cho thấy rằng bệnh Newcastle vẫn là căn bệnh mà gia cầm trên địa bàn hay mắc và gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi trên địa bàn, do vậy người dân có ý thức phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia cầm. Bệnh cúm gia cầm tuy nguy hiểm nhưng lại ít khi xảy ra, virus cúm dễ biến chủng nên hiệu quả phòng bệnh không cao vì vậy chỉ có những hộ chăn nuôi lớn áp dụng.

Một trong những thắc mắc hàng đầu của người chăn nuôi nơi đây là: “Tại sao tôi làm vaccine rồi mà vẫn nổ bệnh”. Sau đây chúng tôi có một số chia sẻ để trả lời cho câu hỏi trên như sau: Vì sao ta làm vaccine rồi mà bệnh vẫn nổ ra, trước tiên ta cần đặt ra những câu hỏi sau cho chính bản thân; vaccine có được bảo quản bảo đảm không? Kĩ thuật đưa vacxin đã chuẩn chưa? Đưa vaccine có đúng thời điểm hay không? Để giải đáp cho câu hỏi trên chúng tôi xin đưa ra khuyến cáo cho các trang trại khi sử dụng vaccine cho gà.

Một số khuyến cáo khi dùng vaccine:

- Chỉ dùng vaccine cho gà khỏe mạnh;

- Lắc kĩ vaccine trước và trong khi sử dụng;

- Làm vaccine vào thời gian mát trong ngày;

- Dụng cụ pha và kim tiêm phải đảm bảo tiệt trùng.

- Không dùng vaccine khi lọ bị vỡ hoặc nút không kín;

- Chỉ dùng vaccine cho đàn gà khoẻ mạnh;

-Nên cho gà uống điện giải trước và sau khi làm vaccin để tránh stress;

- Trong quá trình sử dụng vaccine, chú ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;

- Thời gian từ khi mở lọ vaccin đến khi sử dụng xong không được quá 2 giờ. Tốt nhất là trong vòng 1 gìờ;

- Không dùng nước uống cho đàn giống có sử dụng thuốc sát trùng 48 giờ trước và 24 giờ sau khi dùng vaccine;

- Tất cả các dụng cụ có liên quan đến vaccin không được dùng thuốc sát trùng để tẩy, rửa trước và sau 48 giờ;

- Bảo quản vaccine trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8oC;

- Quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng lưu ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;

- Khi pha vaccin nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ vaccine;

- Tránh đặt tay vào đáy lọ nơi có viên vaccin;

- Thao tác pha vaccin phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ình hình mắc bệnh ORT do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra ở đàn gà thả vườn nuôi tại huyện bình giang tỉnh hải dương và thừ nghiệm điều trị (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w