Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ình hình mắc bệnh ORT do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra ở đàn gà thả vườn nuôi tại huyện bình giang tỉnh hải dương và thừ nghiệm điều trị (Trang 33 - 36)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.8.Vệ sinh phòng bệnh

2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CẢM NHIỄM VÀ TIẾN

2.2.8.Vệ sinh phòng bệnh

2.2.8.1. Các biện pháp vệ sinh

Hiện nay, thời tiết diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở giai đoạn giao mùa, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều sẽ khiến vật nuôi không kịp thích nghi nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Mùa mưa lớn kéo dài sẽ là nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gà như: Tụ huyết trùng, Newcastle, Gumboro, Cầu trùng... Công tác vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi gà luôn được chú trọng một cách triệt để. Đây là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình chăn nuôi, ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của một lứa chăn nuôi. Việc vệ sinh tốt giúp cho các chủ chăn nuôi hạn chế được các dịch bệnh có thể phát sinh trong chuồng trại. Đặc biệt, trong các giai đoạn chuyển mùa, giao mùa, sức đề kháng của gà bị giảm sút, các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn, virus có cơ hội phát triển mạnh thì công tác vệ sinh càng quan trọng. Vệ sinh chuồng trại tốt giúp cho chuồng trại luôn sạch sẽ, loại thải thường xuyên các nguồn có thể gây bệnh, làm cho các yếu tố gây bệnh cũng như vi khuẩn, virus không có điều kiện phát triển. Công tác vệ sinh chuồng trại được đảm bảo cũng giúp cho sức đề kháng của con vật luôn được ổn định chống chịu tốt với dịch bệnh và các yếu tố gây bệnh.

2.2.8.2. Chăn nuôi an toàn sinh học

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh. Đàn gia cầm phải được nuôi trong một môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào trại, giữa các khu vực trong trại đều phải được kiểm soát. Vị trí xây dựng chuồng trại gia cầm an toàn phải xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ… tránh xây trại ở những nơi gần sông, suối, kênh mương, đảm bảo có nước sạch thường xuyên.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các biện pháp thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học bao gồm:

- Nuôi khép kín với từng trại (trong mỗi trại chỉ có một giống gia cầm và cùng độ tuổi. Đối với gia cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau).

- Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn.

- Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa).

- Phòng bệnh bằng vaccine. Xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh.

- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi.

- Xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại.

- Chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài.

2.2.8.3. Vaccine phòng bệnh

Việc lựa chọn vaccine, cách sử dụng vaccine cho gia súc, gia cầm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành thú y và là biện pháp cơ bản quan trọng trong quy trình phòng bệnh cho động vật. Tuy nhiên, ở một số nơi đối với cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi chưa thực hiện đúng kĩ thuật, gây khó khăn trong phòng chống dịch bệnh, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Hiện nay, có 4 loại vaccine nhược độc, vaccine vô hoạt, vaccine giải độc, và vaccine tái tổ hợp nhưng thông thường chỉ sử dụng 2 loại vaccine sau:

Vaccine nhược độc (hay còn gọi là vaccine sống)

Là vaccine chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virus đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, có tác dụng miễn dịch tốt.

Vaccine vô hoạt (hay còn gọi là vaccine chết)

Cũng là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virus mầm bệnh đã giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như acid.

Mỗi loại vaccine có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau, vì vậy các kỹ thuật viên thú y và các hộ chăn nuôi cần sử dụng vaccine phải phù hợp đủ liều, đúng liều lượng, vị trí tiêm… để đạt hiệu quả cao.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

* Đối tượng nghiên cứu

Gà mắc hoặc nghi mắc ORT nuôi theo hình thức thả vườn tại các hộ/trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ình hình mắc bệnh ORT do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra ở đàn gà thả vườn nuôi tại huyện bình giang tỉnh hải dương và thừ nghiệm điều trị (Trang 33 - 36)