3.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn được thu thập chủ yếu qua sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Giáo trình, bài giảng
các báo cáo tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu, tập chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cùng với các số liệu thông tin đã được tổng hợp được thu thập từ các báo cáo thống kê của xã Cổ Linh. Quá trình thu thập thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp
STT Loại thông tin Nguồn thu thập Phương pháp thu
thập
1 Số liệu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-2019
Sách giáo trình, khóa luận, tạp chí, internet, báo.
Tra cứu, chọn lọc thông tin
2 Số liệu về thực trạng địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, năm 2019
Báo cáo hàng năm, báo cáo định kỳ của xã Cổ Linh, Niên giám thống kê.
Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo. Niêm giám thống kê.
3 Các thông tin liên quan đến việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID- 2019.
UBND xã Cổ Linh. Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo.
3.2.1.2.Thông tin sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp thông qua bảng hỏi thiết kế có sẵn. Đối tượng điều tra là người dân được hỗ trợ trên địa bàn xã Cổ linh. Để có được những số liệu cần thiết và đầy đủ phục vụ cho đề tài của mình, tôi đã tiến hành xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp 40 người dân được hỗ trợ và 4 cán bộ liên quan đến việc hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn trong đại dịch Covid – 2019.
Bảng 3.3. Số mẫu điều tra STT Thôn Tổng số mẫu 1 Bản Cảm 20 2 Khuổi Trà 20 3 Tổng 40 3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được chọn số liệu đáng tin cậy được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Các số liệu được thu thập, tổng hợp và tiến hành xử lý, tính toán các chỉ tiêu cần thiết bằng phần mềm excel nhằm tìm ra bản chất xu hướng vận động của từng đơn vị trong tồng thể. Sau đó tổng hợp lại và suy rộng cho tổng thể. Cụ thể:
- Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tỉnh toán các chỉ tiêu tổng hợp theo nội dung của đề tài nghiên cứu.
- Tổng hợp và xử lý thông tin: Tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích.
-Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mền Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp thắng kê mô tả
Để phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông tin qua các chỉ tiêu tổng họp như số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; mô tả quá trình biến động và mối qua hệ giữa các hiện tượng; mô tả và so sánh các hiện tượng dựa trên cơ sở phân tổ sẽ phân tích sự hài lòng của người dân về việc thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-2019.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu về đối tượng được hỗ trợ do đại dịch covid-2019 - Số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 42/NQ-CP VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID- PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID- 2019
4.1.1. Đối tượng được hỗ trợ do đại dịch covid-2019
Thực hiện nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019. Nhằm chia sẻ khó khăn, bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần ổn định xã hội, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:
- Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.
- Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
- Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên tại Nghị quyết này thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
- Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết này.
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc: 70% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 50% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên); 30% mức thực chi theo quy định tại Nghị
quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.
Để tổ chức triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dân gặp khó khăn, bị giảm sâu thu nhập do đại dịch Covid-19 gây ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tham mưu cho UBND ban hành một số văn bản, gồm: Quyết định 742/QĐ-UBND ngày 24/4/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19;
Quyết định 771/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19;
Quyết định số 767/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc phê duyệt số lượng hỗ trợ người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 29/4/2020 về việc sử dụng Quỹ dự trữ tài chính và cấp bổ sung kinh phí cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (đợt 1);
Công văn số 2380/UBND-VXVN ngày 01/5/2020 về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 08/5/2020 triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn. Cụ thể các đối tượng được hưởng hỗ trợ do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (nhóm đầu tiên theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương I của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ theo thực tế, tính từ ngày 01/4 đến hết ngày 30/6/2020.
- Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động (nhóm thứ 2 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương VI của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg).
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01/4/2020 (nhóm thứ 3 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương II của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian tạm ngừng kinh doanh thực tế, tính từ ngày 01/4/2020 nhưng tối đa không quá 3 tháng.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (nhóm thứ 4 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương III, Chương IV của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg). Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ tính từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tối đa không quá 3 tháng.
- Người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt tính đến 31/12/2019 (nhóm thứ 5, 6, 7 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và quy định tại Chương V của Quyết định số 15/2020/QĐ- TTg). Mức hỗ trợ người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội là 500.000 đồng/người/tháng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo là 250.000 đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ 3 tháng kể từ tháng 4 - 6/2020; thực hiện chi trả 1 lần.
Để có thể thực hiện chương trình một cách tốt nhất, việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng hết sức quan trọng. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp tuyên truyền, giải thích rõ về mục đích của Chương trình đến tận người dân và được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng.
4.1.1.1. Kết quả hỗ trợ đại dịch Covid-19 trên địa bàn xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm như sau:
+ Đợt 1.
UBND xã Cổ Linh đã chỉ đạo bộ phận VHXH phối hợp cùng các thôn triển khai rà soát, lập danh sách các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, Người có công, đối tượng BTXH hưởng trợ cấp hàng tháng về trình UBND huyện phê duyệt hỗ trợ, kết quả như sau:
Bảng 4.1. Đối tượng trong diện hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh
STT Đối tượng Số người Tỷ lệ (%)
1 Người có công 1 0,04
2 Bảo trợ xã hội 78 2,87
3 Hộ nghèo 1990 73,22
4 Cận nghèo 649 23,88
Tổng 2718 100,00
Nguồn: UBND xã Cổ Linh (2020)
Từ bảng 4.1 cho thấy, các đối tượng được hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh ở xã Cổ Linh như sau: Người có công với cách mạng có 01 người (chiếm 0,04%), có 78 người trong diện là đối tượng bảo trợ xã hội (chiếm 2,87%), có 1.990 người là hộ nghèo (chiếm 73,22%) và 649 người cận nghèo (chiếm 23,88%). Xã Cổ Linh là một xã đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, nên số hộ nghèo trong xã chiếm tỷ lệ cao (khoảng 60,00% là hộ nghèo).
Nhìn chung, theo Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ ở đợt 1 đã theo quy định của Nhà nước.
+ Đợt 2
Sau khi UBND huyện Pác Nặm ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 19/5/2020 về việc triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn huyện Pác Nặm, UBND xã Cổ Linh đã tiến hành triển khai kế hoạch đến 12/12 thôn bản để người dân nắm được nội dung, đối tượng, điều kiện và mức hỗ trợ. Tính đến hôm nay ngày 13/7/2020, kết quả rà soát hỗ trợ covid đợt 2 cụ thể như sau:
+ Đối tượng người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động không hưởng lương: Không có.
+ Đối tượng người sử dụng lao động vay vốn để trả lương: Không có + Đối tượng hộ kinh doanh: 01 hộ có đăng ký thuế dưới 100 triệu đồng (bán nước giải khát, rượu bia, phân bón và hàng tạp hóa khác) xã đã niêm yết danh sách, họp thống nhất biên bản và hiện đã gửi công văn đề nghị thẩm định đến cơ quan thuế huyện Pác Nặm.
+ Đối tượng người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: Không có.
+ Đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm: Không có.
4.1.1.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thực hiện nghị quyết 42/NQ- CP
Bất cứ một chủ trương, chính sách nào nếu được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì đều dễ dàng đạt được kết quả tốt: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn như là kim chỉ nam cho mọi hành động, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước. Chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19 cũng vậy,
khi nhân dân đồng lòng, nhất trí, hiểu được ý nghĩa của Chương trình, mỗi người sẽ tự nguyện đóng góp một phần công sức, của cải của mình, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Còn không, khi người dân chưa hiểu rõ, chưa đồng tình thì dù cán bộ có giỏi đến đâu cũng không giải quyết được.Vì vậy, để người dân ủng hộ, không có cách nào khác là phải tuyên truyền, vận động để bà con hiểu mục tiêu và chủ trương của Nhà nước, đồng thời chính quyền địa phương và cán bộ phải là người đi tiên phong trong nỗ lực thực hiện Chương trình.
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và Chương trình hỗ trợ người dân do đại dịch Covid - 19 nói riêng, việc hoạch định là do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc thực hiện, cụ thể hóa lại do địa phương. Do đó năng lực của địa phương có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của Chương trình, nếu địa phương tổ chức thực hiện tốt, chủ động, linh hoạt, sáng tạo