1 ở xã Cổ Linh ĐVT: VNĐ STT Đối tượng Số tiền/người Tổng 1 Người có công 1.500.000 1.500.000 2 Bảo trợ xã hội 1.500.000 117.000.000 3 Hộ nghèo 750.000 1.492.500.000 4 Cận nghèo 750.000 486.750.000 Tổng 2.097.750.000
Nguồn: UBND xã Cổ Linh (2020)
Từ bảng 4.3. cho thấy, tổng số tiền hỗ trợ cho người dân khó khăn do đại dịch covid-2019 đợt 1 ở xã Cổ Linh là 2.097.750.000 đồng, trong đó hỗ trợ người
có công và đối tượng bảo trợ xã hội là 1.500.000 đồng/người, hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo là 750.000 đồng/người. Thực tế, hiện nay ở xã Cổ Linh vẫn còn thiếu sót các đối tượng chưa được hưởng hỗ trợ, nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ sót đối tượng phải đề nghị bổ sung là do cán bộ trong quá trình lập danh sách đã bỏ sót đối tượng; đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo trùng họ tên với đối tượng BTXH, nên bị loại bỏ khi lập danh sách (vì sợ trùng với đối tượng BTXH); đối tượng BTXH đã thoát nghèo chuyển sang cận nghèo không còn được hưởng chế độ BTXH nữa, nhưng chưa được cập nhật vào danh sách đề nghị hỗ trợ thuộc diện hộ cận nghèo.
Đối với hỗ trợ đợt 2 của xã Cổ Linh đã gửi công văn đề nghị thẩm định đến cơ quan thuế huyện Pác Nặm. Đến nay, chưa có tiền để phát hỗ trợ đợt 2. Vì vậy, thời gian tới UBND xã Cổ Linh cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc các thôn, bản đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập danh sách, thẩm định, phê duyệt để kịp thời chi trả cho các đối tượng còn lại theo quy định. Đồng thời, theo dõi sát sao, nắm bắt thông tin, phản ánh của người dân để kịp thời tham mưu UBND huyện Pác Nặm chỉ đạo thực hiện.
Trong cơ chế hoạt động của Chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19, trên cơ sở dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho huyện, Phòng Tài chính huyện phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng được thụ hưởng. Vốn hỗ trợ được đưa trực tiếp đến người dân cho phép người dân có toàn quyền sử dụng theo mục tiêu hỗ trợ. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu chưa hợp lý cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình. Việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến mất cân đối cũng như giảm hiệu quả chương trình.
4.1.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019
Từ bảng 4.4 cho thấy, có 4 người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm và 5 người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá rất hài lòng về số tiền được hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Có 13 người dân (chiếm 65,00%) ở Bản Cảm và 7 người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá hài lòng về số tiền được hỗ
trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP. Thực tế hiện nay, xã Cổ Linh là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Pác Nặm, kinh tế rất khó khăn, nên khi nhận được hỗ trợ của Nhà nước thì khiến đa số người dân vui mừng và rất hài lòng.
Bảng 4.4. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về số tiền được hỗ trợ do đại dịch covid-2019
STT Nội dung Bản Cảm (n=20) Khuổi Trà (n=20)
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Rất hài lòng 4 20,00 5 25,00 2 Hài lòng 13 65,00 6 30,00 3 Trung bình 2 10,00 7 35,00 4 Chưa hài lòng 1 5,00 2 10,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Kết quả phỏng vấn một số người dân được nhận tiền hỗ trợ trên địa bàn xã Cổ Linh ở hộp 4.1 và 4.2 như sau:
Hộp 4.1. Người dân vui mừng vì được nhận hỗ trợ
ông rất vui vì trong lúc khó khăn thì được nhận tiền hỗ trợ. Gia đình ông không chỉ ông mà cả gia đình ông cũng được nhận 750 nghìn đồng/người (thuộc đối tượng hộ cận nghòe, được hưởng 250.000 đồng/người/tháng).
Ông Hứa Văn Tân, 49 tuổi thôn Bản Cảm
Hộp 4.2. Phỏng vấn người có công với cách mạng ở xã Cổ Linh
Đại dịch COVID-19 khiến gia đình tôi bị ảnh hưởng nặng nề.Do gia đình tôi không thể đi làm thuê được nên không có cái ăn,phải ngô,mèn mén ít ăn cơm hơn.Từ khi nhận được tiền hỗ trợ cuộc sống đã cải thiện hơn,nhưng tôi thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của gia đình.
Ông Giàng Văn Sì 45 tuổi, thôn Khuổi Trà Sau khi có Nghị quyết số 42 của Chính phủ và Kế hoạch số 45 của UBND tỉnh về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên; tổ chức rà soát
danh sách các đối tượng xác nhận các điều kiện thuộc diện hỗ trợ, tránh trùng lặp, bảo đảm nguyên tắc mỗi người chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất và hỗ trợ đúng đối tượng. Việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo kiểm tra, rà soát thẩm định danh sách trên nguyên tắc tránh trùng, tránh sót. Đồng thời chỉ đạo phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn sau khi có quyết định phê duyệt hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh sẽ tổ chức chi trả đến tận tay các đối tượng và thực hiện ngay việc niêm yết công khai tại địa phương để các tổ chức chính trị - xã hội và người dân thực hiện việc giám sát chi trả. Ghi nhận ngày đầu thực hiện việc trao tiền hỗ trợ tại xã, người dân đều rất phấn khởi, tin tưởng vào biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và sự hỗ trợ kịp thời về kinh tế cho nhân dân trong lúc khó khăn. Việc hỗ trợ bảo đảm công khai, minh bạch; quy trình thực hiện thủ tục hỗ trợ chặt chẽ; cán bộ chi trả được trang bị kiến thức, kỹ năng để kịp thời giải thích thấu đáo cho người dân khi có yêu cầu. Tuy nhiên,bảng còn cho thấy có 2 người dân(chiếm 10%) ở Bản Cảm và 7 người dân(chiếm 35%) ở Khuổi Trà đánh giá trung bình về số tiền được nhận từ việc hỗ trợ theo nghị quyết 42/NQ-CP.Bên cạnh đó cũng có người dân đánh giá chưa hài long,cụ thể ở Bản Cảm có 1 người dân(chiếm 5%) và Khuổi trà có 2 người dân(chiếm 10%).Nguyên nhân là do họ thấy số tiền hỗ trợ vẫn chưa đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày.Người dân vẫn mong muốn nhà nước hỗ trợ nhiều hơn,để bù đắp lại những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra.
4.1.3. Đánh giá chung
4.1.3.1. Kết quả đạt được
Kết quả, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; đặc biệt là sự nhiệt huyết của cán bộ của ngành tại các huyện Pác Nặm và cán bộ xã Cổ Linh đã tạo điều kiện hoàn thành sớm nhất việc rà soát, lập danh sách, thông tin, hỗ trợ kịp thời đến từng đối tượng hỗ trợ, hạn chế thấp nhất các sai sót. Công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng đã góp phần tạo sự thông suốt trong nội bộ và nhân dân, với quyết
tâm chính trị cao nhất để sớm đưa nghị quyết của Chính phủ đến với người dân. Đặc biệt là tinh thần và sự chủ động, tích cực của các cấp, các ngành trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại kết quả cao.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã thành lập Tổ hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn để Phối hợp với các Sở, ban, gành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện thống nhất chính sách hỗ trợ theo quy định, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch. Qua đó, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở xã Cổ Linh.
4.1.3.2. Khó khăn, vướng mắc
Tuy nhiên, qua giám sát nhận thấy vẫn còn một số khó khăn như đối với nhóm đối tượng là người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn xã: Đối tượng rà soát hỗ trợ nhiều và đa dạng nên quá trình lập danh sách còn chậm so với tiến độ; vẫn còn một số người dân thật sự gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hỗ trợ như: những người lao động tự do làm các nghề cắt tóc… những người không có đủ các giấy tờ tùy thân… Đối với nhóm đối tượng là người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo: Thời gian rà soát, lập danh sách ngắn, đối tượng hỗ trợ rất lớn nên trong quá trình lập danh sách đối tượng hỗ trợ vẫn còn một vài đối tượng bị trùng. Đối tượng bảo trợ xã hội và người nghèo, cận nghèo là đối tượng đặc thù về hạn chế trình độ, lớn tuổi, khuyết tật… nên việc nhận thay, ủy quyền (đại diện đối tượng hoặc cả gia đình) chiếm số lượng lớn, ảnh hưởng đến thời gian cấp phát cũng như quyết toán (giấy nhận thay hoặc giấy ủy quyền,…). Nhiều người đi làm ăn xa hoặc vắng nhà do nhiều lý do khác nhau nên ảnh hưởng đến thời gian cấp phát...
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của các tồn tại, sai phạm nói trên là do cá biệt có địa phương vẫn còn tình trạng bệnh thành tích; việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở được thực hiện thiếu nghiêm túc; một số cán bộ ở cơ sở thiếu gương mẫu khi đưa người nhà không đủ điều kiện vào danh sách hộ
cận nghèo... Trên cơ sở phản ánh của người dân, tình trạng này đã được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm khắc.
Thực tế cho thấy, chủ trương hỗ trợ tiền đối với các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả; qua đó góp phần quan trọng giúp người dân sớm ổn định đời sống.
Để việc chi trả gói hỗ trợ dành cho các hộ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của gói hỗ trợ; phổ biến rõ quy định về các nhóm đối tượng và điều kiện được nhận hỗ trợ; đồng thời, cơ quan chức năng các cấp theo phân công nhiệm vụ cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kể cả kiểm tra đột xuất các địa phương nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm. Có thể nói, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong thời gian qua công tác triển khai, rà soát lập danh sách đối tượng hỗ trợ và cấp phát kinh phí cho các đối tượng, địa phương thực hiện rất tích cực và có trách nhiệm nên tiền hỗ trợ của chính phủ đã được nhanh chóng trao tận tay đến từng người có công, từng người nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội. Trong quá trình thực hiện hầu hết các địa phương với tinh thần làm việc khẩn trương, kể cả buổi trưa, tối, thứ bảy, chủ nhật, lễ 30/4/2020, 01/5/2020 và huy động nhiều cán bộ các ngành, các cấp tham gia để kịp tiến độ chi hỗ trợ người dân. Qua đó, người dân rất phấn khởi trước chủ trương của Chính phủ. Có thể nói đây là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước nên được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã góp phần hỗ trợ các người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
4.2.1. Yếu tố địa hình
Địa bàn thực hiện của chương trình hỗ trợ tiền do đại dịch Covid - 19 là rất lớn và trải rộng khắp tất cả các xã trong huyện nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là vấn đề bình xét đối
tượng thụ hưởng, vấn đề hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt. Đồng bào trong diện được hỗ trợ nằm rải rác ở khắp các xã nên việc bình xét đối tượng nếu không thống nhất, không chính xác và công khai sẽ dẫn đến mất công bằng giữa các xã, sẽ có những hộ gia đình nghèo nếu ở xã này thì được hỗ trợ nhưng ở xã khác lại sẽ không được hỗ trợ do tiêu chuẩn khắt khe hơn. Mặt khác, đồng bào dân tộc thường sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm. Chính vì vậy, để có thể thực hiện chương trình một cách hiệu quả, cần có sự nỗ lực cố gắng của cấp huyện và cấp xã, của cộng đồng và của chính những người được thụ hưởng. Bên cạnh việc địa bàn dàn trải thì vấn đề phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt và canh tác của đồng bào cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình. Chính sách hỗ trợ là chung trên cả nước, nhưng đối với mỗi xã, mỗi dân tộc phải có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với đồng bào ở các vùng khác nhau.
Xã Cổ Linh có diện tích lớn, nhiều núi cao, khe sâu chia cắt phức tạp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Từ bảng 4.5 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, 7 ý kiến của người dân (chiếm 35,00%) ở Khuổi Trà đánh giá yếu tố địa hình ảnh hưởng nhiều. Có 11 ý kiến của người dân(chiếm 55,00%) ở Bản Cảm và 9 ý kiến (chiếm 45%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc ít người, ở cách xa nhau, nên việc di chuyển, đi lại cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 4.5. Đánh giá của người dân về yếu tố địa hình
STT Nội dung
Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng Không ảnh
hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Bản Cảm (n=20) 4 65,00 11 55,00 5 25,00 2 Khuổi Trà (n=20) 7 35,00 9 45,00 4 20,00
Có 5 ý kiến người dân (chiếm 25,00%) ở Bản Cảm, 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố địa hình không ảnh hưởng đến việc nhận hỗ trợ của Chính phủ. Những người dân đánh giá không ảnh hưởng là do gần nhà văn hóa, gần đường và có phương tiện di chuyển.
4.2.2. Yếu tố giao tiếp
Trên địa bàn xã Cổ Linh chủ yếu là người dân tộc Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao. Người dân ở đây chủ yếu giao tiếp bằng tiếng dân tộc.
Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về yếu tố giao tiếp
STT Nội dung
Ảnh hưởng
nhiều Ảnh hưởng Trung bình Ít ảnh hưởng Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Bản Cảm (n=20) 4 20,00 9 45,00 4 20,00 3 15,00 2 Khuổi Trà (n=20) 4 20,00 5 25,00 7 35,00 4 20,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng 4.6 cho thấy, có 4 ý kiến người dân (chiếm 20,00%) ở Bản Cảm, cũng có 4 ý kiến của người dân (chiếm 20,00%) ở Khuổi Trà cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ. Có 9 ý kiến(chiếm 45%) ở Bản Cảm và có 5 ý kiến(chiếm 25%) cho rằng yếu tố giao tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp cận Nghị quyết 42/NQ-CP. Thực tế, người dân trên địa bàn xã Cổ Linh là người dân tộc ít người (Sán Chỉ, Tày, Mông, Dao) thường giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình, một số ít người biết tiếng Kinh (ngôn ngữ phổ thông ở nước ta). Vì vậy, nên tỷ lệ người biết chữ thấp nên