Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Ở Pháp Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [14] đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.

Theo Smith và cs. (1995) [15], Taylor (1995) [16] tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [4] cho biết: những nái bị viêm tử cung thường sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng).

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [1] khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytoxine kết hợp pgf2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [2] cho biết: trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [1] bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Lợn nái sinh sản giống Greenfeed 24

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại Công ty Phát Đạt, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Thời gian: Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021.

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Công ty Phát Đạt, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1.1. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

a. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

b. Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

3.4.1.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

a. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản b. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ

3.4.1.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

a. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản b. Công tác điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

3.4.1.4. Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết x 100 Tổng số con mắc bệnh

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Tổng số con khỏi bệnh x 100 Tổng số con điều trị

3.4.2. Phương pháp theo dõi

3.4.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản

a. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa b. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ

c. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ

3.4.2.2. Phương pháp theo dõi

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc, loại bệnh lợn con bị mắc.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Bảng 3.1. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Loại bệnh Triệu chứng

Hiện tượng đẻ khó Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng

nhạt).

Viêm vú Nếu cấp tính thường là biếng ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm có mủ màu vàng xanh, ngoài ra còn có hiện tượng như sốt, niêm mạc mắt đỏ, vùng xung quanh tai và vùng tuyến vú đổi màu, da xanh. Thể mạn tính: Mô vú sưng, cứng.

Viêm tử cung Thể cấp tính: Con vật sốt, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy thường có 3 dạng viêm: viêm dạng nhờn, viêm dạng mủ, viêm dạng mủ lẫn máu. Thể mãn tính: có dịch nhày, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần.

Sót nhau Khi bị sót nhau, lợn mẹ hay rặn, có biểu hiện sốt, có con bỏ ăn, uống nước nhiều, cắn con, không cho con bú. Cơ quan sinh dục của lợn mẹ chảy dịch sẫm màu, có lẫn máu hoặc những mảnh nhau thối.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

Phần 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh tại trại lợn công ty Phát Đạt công ty Phát Đạt

Trong thời gian thực tập tại trại lợn công ty Phát Đạt em đã làm trực tiếp tại chuồng lợn đẻ nên đã rút ra được một số hiểu biết về cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ:

 Quá trình chăn nuôi tại trại lợn công ty Phát Đạt

- Giao ca: kiểm lợn, xem lợn có được giữ vệ sinh sạch sẽ hay không khi nhận lợn từ ca đêm.

- Tra cám, chăn lợn: cho lợn ăn theo khẩu phần của từng con đã được thiết lập sẵn và tùy vào thể trạng và sức khỏe của lợn mà điều chỉnh lượng cám. Lợn có hiện tượng bỏ ăn thì sẽ pha ám cháo cho lợn, bón cho lợn ăn.

- Vệ sinh sạch sẽ cho lợn và sàn để giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da hoặc viêm nhiễm, tiêu chảy ở lợn con.

- Lau máng tập ăn và tra cám tập ăn cho lợn con để đảm bảo lợn phát triển nhanh, toàn diện và đủ chất dinh dưỡng, dễ chăm sóc khi cai sữa.

- Thay đệm lót cho lợn con khi bị bẩn và cho ra ngoài ngay để ngâm sát trùng và giặt.

- Quét dọn chuồng sạch sẽ.

- Hót phân cho vào bao chở ra kho phân.

- Rắc vôi bột 2 ngày 1 lần, 1 tuần đổ vôi sút 1 lần, phun sát trùng chuồng vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần.

- Đỡ đẻ cho lợn ( lau mông, lau vú, tiêm kháng sinh liên tục 3 ngày, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và úm).

- Cho lợn con uống kháng thể ngay sau khi sinh, một ngày sau đẻ (qua 12 tiếng) bấm nanh, cắt đuôi, cho lợn con uống thuốc phòng tiêu chảy; 3 ngày

sau đẻ tiêm sắt 2ml/con và cho uống thuốc phòng cầu trùng; 5 - 7 ngày sau đẻ đem thiến ( tùy vào thể trạng lợn).

- Điều trị lợn nái viêm bằng nước muối hoặc nước lá trầu không. - Điều trị lợn tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai, lợn còi, viêm da. - Kiểm lợn, ghi sổ giao ca.

- Làm vắc - xin Myco + Circo khi lợn được 15 ngày tuổi. - Cai sữa từ 23 – 25 ngày tuổi, bắt đầu chăn cai.

Bảng 4.1 Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Thời gian Nái đẻ, nuôi con

12/2020 6 1/2021 42 2/2021 37 3/2021 48 4/2021 48 5/2021 34 Tổng 215  Công tác giống

Trong quá trình thực tập ở trại Phát Đạt em đã được hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận từ công tác chọn lợn hậu bị, khai thác tinh, kiểm tra chất lượng tinh dịch, quan sát biểu hiện lợn lên giống và thời điểm phối, cách phối giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

 Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ

Chuồng đẻ sau khi được vệ sinh sạch sẽ phun sát trùng, làm vôi sút đầy đủ thì sẽ chuyển lợn bầu sang (cách ngày dự kiến đẻ 3 - 7 ngày). Khẩu phần ăn của nái chửa sắp đẻ là 0,5 - 2,8 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần 1 ngày.

Nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày giảm dần lượng thức ăn xuống (mỗi ngày giảm 0,5kg) cho đến ngày đẻ còn 1kg (nếu lợn quá gầy thì tăng cám). Giảm khẩu phần ăn để phân trong trực tràng không quá lớn tạo điều kiện cho nái dễ đẻ, hạn chế trường hợp lợn con bị chết ngạt.

Khi nái đẻ tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp với thể trạng, sức khỏe của nái và tùy vào số con mà nái đang nuôi.

 Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Bảng 4.2. Kết quả công tác chăm sóc lợn con tại cơ sở Nội dung công việc Số lượng con (con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%) Cắt đuôi 988 988 100 Mài nanh 988 988 100 Thiến 180 180 100

Kết quả bảng trên cho thấy trong thời gian em thực tập tốt nghiệp em đã tham gia trực công việc chăm sóc lợn con tại trại và tất cả đều an toàn 100%.

Sau khi lợn con được sinh khoảng 1 ngày sau đẻ (qua 12 tiếng) tiến hành mài nanh và cắt đuôi:

+ Mài nanh bằng máy mài để tránh tình trạng cắn nhau và làm tổn thương vú lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành mài nanh 988 con lợn và 100% đều an toàn.

+ Cắt đuôi bằng kéo cắt đuôi khi đã cắm điện khoảng 20 phút để máy đủ nóng. Cắt đuôi cho lợn con để tránh tình trạng cắn đuôi nhau gây stress. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành cắt đuôi 988 con và 100% đều an toàn.

+ Thiến lợn đực con giúp lợn con tính tình trở nên hiền, không phá phách, chạy nhảy mà thụ động, chỉ biết ăn no rồi nằm ngủ nghỉ, nhờ đó mà mau tăng trọng, chóng đem lại mối lợi cho người nuôi, là cách nuôi heo mau

lớn. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành thiến 180 lợn đực con và 100% đều an toàn.

Lợn con được 5 ngày tuổi cho tập ăn bằng cám hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu 9014, mỗi ngày 200 - 350 gam/con. Cho ăn nhiều lần trong ngày mỗi lần chỉ cho một ít để kích thích tính thèm ăn. Khi lắp máng tập ăn nên tạo tiếng động để gây sự chú ý cho lợn con và tập liếm. Vị trí đặt máng thuận lợi cho lợn con ăn ngủ, có không gian di chuyển cho lợn con xung quanh máng. Hàng ngày vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

Lợn con được 23 - 25 ngày tuổi thì bắt đầu cai sữa. Lợn được tập ăn từ 5 ngày tuổi giúp lợn con biết ăn sớm, tỷ lệ đồng đều cao, giảm stress khi cai sữa, giảm tỷ lệ lợn con tiêu chảy khi cai sữa và giảm hao mòn ở lợn mẹ, tang sức đề kháng cho lợn con.

Giữ chuồng luôn khô giáo sạch sẽ và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Quan sát, chú ý tình trạng sức khỏe của lợn con để điều trị kịp thời.

Bảng 4.3 Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Công việc

Khối lượng công việc thực hiện (số lần) Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%)

Vệ sinh máng ăn của lợn mẹ và lợn con

360 360 100

Chăn lợn mẹ và lợn con 360 360 100

Vệ sinh chuồng 360 360 100

Qua bảng 4.3 cho thấy trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia và hoàn thành 100 % khối lượng công việc được giao.

4.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.2.1. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại luôn được ưu tiên hàng đầu ở trại lợn công ty Phát Đạt. Vì môi trường là nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh dễ lây nhiễm nên công tác vệ sinh ở đây luôn được chú trọng.

Chuồng trại được xây dựng và thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.

+ Xung quanh trại hàng ngày đều được quét dọn sạch sẽ và phun sát trùng; làm vôi sút mỗi tuần 1 lần. Gián, ruồi, muỗi, chuột được diệt thường xuyên.

+ Trong chuồng, sau mỗi lứa lợn đều được tẩy uế sạch sẽ. Dùng máy áp lực xịt rửa sạch từng ô chuồng và dưới gầm. Tháo dỡ tấm đan đem đi ngâm sát trùng rồi xịt rửa phơi khô sạch sẽ. Lau sạch bóng úm bằng nước sát trùng. Ô úm và máng ăn của lợn con cũng được mang đi cọ rửa sạch sẽ bằng sát trùng. Ô chuồng sau khi xịt rửa sạch sẽ được phun sát trùng và phun vôi sút.

+ Phun sát trùng 1 tuần 3 lần ở tất cả các chuồng có lợn. Rắc vôi bột 2 ngày 1 lần ở chuồng đẻ. Làm vôi sút 1 tuần 1 lần ở tất cả các chuồng nuôi lợn. Khi ra vào trại tất cả phải qua sát trùng. Khi vào traị tất cả đồ mang theo đều phải cho vào tủ UV, quần áo giày dép được mang đi ngâm sát trùng, phải sử dụng đồ bảo hộ của trại.

Bảng 4.4. Lịch vệ sinh sát trùng hàng tuần thực hiện tại trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái chửa Chuồng đẻ

Chuồng cách ly

Chủ Nhật Làm vôi sút Làm vôi sút Làm vôi sút Làm vôi sút Làm vôi sút

2 Phun sát trùng Rắc vôi bột Phun sát trùng Phun sát

trùng Phun sát trùng 3 Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng

4 Phun sát trùng Rắc vôi bột Phun sát trùng Phun sát

trùng Phun sát trùng 5 Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng

6 Phun sát trùng Rắc vôi bột Phun sát trùng Phun sát

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)