Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con

Chỉ tiêu

Tên bệnh

Thuốc điều trị Liệu trình

Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy Tiêm enrofloxacin + atropin 1 ml/10kgTT trong 3 ngày 38 38 100 Bệnh viêm khớp Tiêm vetrimoxin L.A 1 ml/10kgTT trong 3 ngày, mỗi liều

cách nhau 24h 9 9 100 Bệnh cầu trùng Cho uống toltraruril 1ml 25 25 100

Qua bảng 4.12 cho thấy em đã điều trị thành công cho 72 lợn con khỏi bệnh và an toàn 100%. Lợn khỏi bệnh nhanh nhẹn hơn, ăn uống bình thường.

Bảng 4.12. Tỷ lệ chết do bị đè ở lợn con theo mẹ Lứa Số lợn sinh ra (con) Số lợn chết (con) Tỉ lệ chết (%) 1 590 9 1,5 2 612 11 1,79 3 550 5 0,9 4 556 8 1,43 5 300 6 2 Tổng 2608 39 1,49

Số liệu trên cho thấy: Qua 5 lứa nuôi, tỷ lệ chết do bị đè chỉ có là 1.49 % như vậy là đạt yêu cầu của công ty. Lứa 3 có tỷ lệ chết thấp nhất 0,9 %, lứa 5 tỷ lệ chết cao nhất 2 %.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại lợn của trại chăn nuôi Phát Đạt, Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Chúng em rút ra được một số kết luận như sau:

- Trong quá trình thực tập em đã trực tiếp chăm sóc 2608 con lợn với tỷ lệ sống là 98,5%.

- Thực hiện cho ăn đầy đủ, vệ sinh máng ăn nước uống đầy đủ , theo giõi sát sao đàn lợn để kịp thời phát hiện ra những con lợn ốm và bệnh, nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị cho lợn.

- Được tham gia tiêm phòng lợn nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc - xin, 100% số lợn đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc.

- Công tác phòng bệnh: Công nhân muốn vào khu sạch làm việc thì bắt buộc phải sát trùng bằng việc tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được phun sát trùng định kỳ. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được quét vôi. Phân và nước thải được chứa tại bể Biogas và được xử lý bằng phương pháp ủ yếm khí. Các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào.

- Đã chẩn đoán, phát hiện được 12 nái và 72 lợn con bị bệnh và đã điều trị khỏi 100 %.

- Đã trực tiếp tham gia vệ sinh và sát trùng chuồng trại, cho lợn ăn, chăm sóc và điều trị lợn khỏi bệnh đạt 100% khối lượng công việc được giao.

- Đã trực tiếp tham gia xuất lợn với khối lượng trung bình của lợn xuất là 8 kg/con.

5.2. Đề nghị

Em xin được đưa ra một số đề nghị giúp trại nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản được tốt hơn hạn chế nái bị viêm vú, viêm tử cung cụ thể như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Về chuồng trại: thay và sửa chữa các trang thiết bị đã hư hỏng trong chuồng nuôi như: vòi uống tự động, cửa kính, ổ điện, bóng điện để đảm bảo lợn được sống trong môi trường chuồng nuôi tốt nhất

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Tiến Dũng và cs. (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Hữu Doanh và cs. (2003) “ Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Văn Phùng và cs (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu, Phạm Kim Đăng (2014), “Biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 11, số 5, tr 641 - 647.

7. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

8. Nguyễn Văn Thanh (2014), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 14, số 3, tr 35 – 38.

9. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

10.Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà nội

11.Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

12.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, Thú y, tập 17.

13.Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

14. Bernard Farouilt và Pierre Brouillet (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A.(1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP TẠI TRẠI

Ảnh 1: Xịt gầm chuồng Ảnh 2: Rắc vôi bột quanh chuồng

Ảnh 3: Dội vôi sút quanh chuồng Ảnh 4: Đường đi vào chuồng (đều phải lội qua nước vôi)

Ảnh 5: Cắt đuôi Ảnh 6: Tiêm sắt

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)