Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh tại trại lợn Phát Đạt

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

công ty Phát Đạt

Trong thời gian thực tập tại trại lợn công ty Phát Đạt em đã làm trực tiếp tại chuồng lợn đẻ nên đã rút ra được một số hiểu biết về cách chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ:

 Quá trình chăn nuôi tại trại lợn công ty Phát Đạt

- Giao ca: kiểm lợn, xem lợn có được giữ vệ sinh sạch sẽ hay không khi nhận lợn từ ca đêm.

- Tra cám, chăn lợn: cho lợn ăn theo khẩu phần của từng con đã được thiết lập sẵn và tùy vào thể trạng và sức khỏe của lợn mà điều chỉnh lượng cám. Lợn có hiện tượng bỏ ăn thì sẽ pha ám cháo cho lợn, bón cho lợn ăn.

- Vệ sinh sạch sẽ cho lợn và sàn để giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da hoặc viêm nhiễm, tiêu chảy ở lợn con.

- Lau máng tập ăn và tra cám tập ăn cho lợn con để đảm bảo lợn phát triển nhanh, toàn diện và đủ chất dinh dưỡng, dễ chăm sóc khi cai sữa.

- Thay đệm lót cho lợn con khi bị bẩn và cho ra ngoài ngay để ngâm sát trùng và giặt.

- Quét dọn chuồng sạch sẽ.

- Hót phân cho vào bao chở ra kho phân.

- Rắc vôi bột 2 ngày 1 lần, 1 tuần đổ vôi sút 1 lần, phun sát trùng chuồng vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần.

- Đỡ đẻ cho lợn ( lau mông, lau vú, tiêm kháng sinh liên tục 3 ngày, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và úm).

- Cho lợn con uống kháng thể ngay sau khi sinh, một ngày sau đẻ (qua 12 tiếng) bấm nanh, cắt đuôi, cho lợn con uống thuốc phòng tiêu chảy; 3 ngày

sau đẻ tiêm sắt 2ml/con và cho uống thuốc phòng cầu trùng; 5 - 7 ngày sau đẻ đem thiến ( tùy vào thể trạng lợn).

- Điều trị lợn nái viêm bằng nước muối hoặc nước lá trầu không. - Điều trị lợn tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai, lợn còi, viêm da. - Kiểm lợn, ghi sổ giao ca.

- Làm vắc - xin Myco + Circo khi lợn được 15 ngày tuổi. - Cai sữa từ 23 – 25 ngày tuổi, bắt đầu chăn cai.

Bảng 4.1 Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại

Thời gian Nái đẻ, nuôi con

12/2020 6 1/2021 42 2/2021 37 3/2021 48 4/2021 48 5/2021 34 Tổng 215  Công tác giống

Trong quá trình thực tập ở trại Phát Đạt em đã được hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận từ công tác chọn lợn hậu bị, khai thác tinh, kiểm tra chất lượng tinh dịch, quan sát biểu hiện lợn lên giống và thời điểm phối, cách phối giống lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

 Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ

Chuồng đẻ sau khi được vệ sinh sạch sẽ phun sát trùng, làm vôi sút đầy đủ thì sẽ chuyển lợn bầu sang (cách ngày dự kiến đẻ 3 - 7 ngày). Khẩu phần ăn của nái chửa sắp đẻ là 0,5 - 2,8 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần 1 ngày.

Nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 2 ngày giảm dần lượng thức ăn xuống (mỗi ngày giảm 0,5kg) cho đến ngày đẻ còn 1kg (nếu lợn quá gầy thì tăng cám). Giảm khẩu phần ăn để phân trong trực tràng không quá lớn tạo điều kiện cho nái dễ đẻ, hạn chế trường hợp lợn con bị chết ngạt.

Khi nái đẻ tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp với thể trạng, sức khỏe của nái và tùy vào số con mà nái đang nuôi.

 Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Bảng 4.2. Kết quả công tác chăm sóc lợn con tại cơ sở Nội dung công việc Số lượng con (con) Kết quả An toàn (con) Tỷ lệ (%) Cắt đuôi 988 988 100 Mài nanh 988 988 100 Thiến 180 180 100

Kết quả bảng trên cho thấy trong thời gian em thực tập tốt nghiệp em đã tham gia trực công việc chăm sóc lợn con tại trại và tất cả đều an toàn 100%.

Sau khi lợn con được sinh khoảng 1 ngày sau đẻ (qua 12 tiếng) tiến hành mài nanh và cắt đuôi:

+ Mài nanh bằng máy mài để tránh tình trạng cắn nhau và làm tổn thương vú lợn mẹ. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành mài nanh 988 con lợn và 100% đều an toàn.

+ Cắt đuôi bằng kéo cắt đuôi khi đã cắm điện khoảng 20 phút để máy đủ nóng. Cắt đuôi cho lợn con để tránh tình trạng cắn đuôi nhau gây stress. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành cắt đuôi 988 con và 100% đều an toàn.

+ Thiến lợn đực con giúp lợn con tính tình trở nên hiền, không phá phách, chạy nhảy mà thụ động, chỉ biết ăn no rồi nằm ngủ nghỉ, nhờ đó mà mau tăng trọng, chóng đem lại mối lợi cho người nuôi, là cách nuôi heo mau

lớn. Trong thời gian thực tập em đã tiến hành thiến 180 lợn đực con và 100% đều an toàn.

Lợn con được 5 ngày tuổi cho tập ăn bằng cám hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu 9014, mỗi ngày 200 - 350 gam/con. Cho ăn nhiều lần trong ngày mỗi lần chỉ cho một ít để kích thích tính thèm ăn. Khi lắp máng tập ăn nên tạo tiếng động để gây sự chú ý cho lợn con và tập liếm. Vị trí đặt máng thuận lợi cho lợn con ăn ngủ, có không gian di chuyển cho lợn con xung quanh máng. Hàng ngày vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

Lợn con được 23 - 25 ngày tuổi thì bắt đầu cai sữa. Lợn được tập ăn từ 5 ngày tuổi giúp lợn con biết ăn sớm, tỷ lệ đồng đều cao, giảm stress khi cai sữa, giảm tỷ lệ lợn con tiêu chảy khi cai sữa và giảm hao mòn ở lợn mẹ, tang sức đề kháng cho lợn con.

Giữ chuồng luôn khô giáo sạch sẽ và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Quan sát, chú ý tình trạng sức khỏe của lợn con để điều trị kịp thời.

Bảng 4.3 Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Công việc

Khối lượng công việc thực hiện (số lần) Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%)

Vệ sinh máng ăn của lợn mẹ và lợn con

360 360 100

Chăn lợn mẹ và lợn con 360 360 100

Vệ sinh chuồng 360 360 100

Qua bảng 4.3 cho thấy trong thời gian thực tập tại trại em đã tham gia và hoàn thành 100 % khối lượng công việc được giao.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty phát đạt, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)