3.4.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản
a. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa b. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
c. Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ
3.4.2.2. Phương pháp theo dõi
- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc, loại bệnh lợn con bị mắc.
- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.
- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.
- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Bảng 3.1. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản
Loại bệnh Triệu chứng
Hiện tượng đẻ khó Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng
nhạt).
Viêm vú Nếu cấp tính thường là biếng ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm có mủ màu vàng xanh, ngoài ra còn có hiện tượng như sốt, niêm mạc mắt đỏ, vùng xung quanh tai và vùng tuyến vú đổi màu, da xanh. Thể mạn tính: Mô vú sưng, cứng.
Viêm tử cung Thể cấp tính: Con vật sốt, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy thường có 3 dạng viêm: viêm dạng nhờn, viêm dạng mủ, viêm dạng mủ lẫn máu. Thể mãn tính: có dịch nhày, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần.
Sót nhau Khi bị sót nhau, lợn mẹ hay rặn, có biểu hiện sốt, có con bỏ ăn, uống nước nhiều, cắn con, không cho con bú. Cơ quan sinh dục của lợn mẹ chảy dịch sẫm màu, có lẫn máu hoặc những mảnh nhau thối.