7. Kết cấu của luận án
3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật hợp đồng BOT trong các dự án về giao
thông đường bộ ở Việt Nam
Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu. Bởi pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong cuộc sống. Do vậy, vấn đề quan trọng không chỉ là ban hành nhiều luật mà là thực hiện chúng nghiêm minh trong thực tế.[49]
Thực hiện pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thể pháp luật khác khi gặp phải tình hống thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình chuyển hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình. Đối với hợp đồng BOT, từ văn bản đầu tiên điều chỉnh về hợp đồng BOT là Nghị định 87-CP ngày 23/11/1993 đến nay, Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh dạng hơp đồng này, đưa vào thực tế áp dụng và đã gặt hái được những thành quả nhất định.
Trong điều kiện nguồn NSNN còn hạn hẹp, việc huy động các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giao thông đường bộ là một chủ trương lớn, đúng đắn và cần thiết của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. Hợp đồng BOT giao thông đường bộ trong nhiều năm gần đây đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển CSHTGT.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và báo cáo của các địa phương, tổng số dự án PPP giao thông đã ký kết hợp đồng là 220 dự án với số vốn huy động là khoảng 672.345 tỷ đồng; trong đó có 132 dự án (chiếm 60%) đã đưa vào vận hành, khai thác và 88 dự án (chiếm 40%) đang triển khai đầu tư.
Biểu đồ 3.1.
Về loại hợp đồng, các dự án chủ yếu thực hiện theo hình thức BOT, cụ thể 118 dự án BOT (chiến 53,6%) với tổng vốn đầu tư khoảng 279,367 nghìn tỷ đồng. Về lĩnh vực đầu tư, các dự án chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực đường bộ, cụ thể có 211 dự án đường bộ (chiếm 95,9%) với tổng vốn đầu tư khoảng 656,877 tỷ đồng.
Biểu đồ 3.2. Phân loại dự án PPP giao thông theo loại hợp đồng
Lĩnh vực Đường bộ có 62 dự án với TMĐT 196.549 tỷ đồng (trong đó có 59 dự án BOT và 01 dự án BOT kết hợp BT có thu phí; 02 dự án BT); Đường thuỷ có 01 dự án BOT với TMĐT 1.303 tỷ đồng, Hàng hải có 02 dự án.
Riêng giai đoạn 2011-2020, Bộ GTVT đã huy động khoảng 196.549 tỷ đồng, trong đó vốn BOT trong các dự án đường bộ là 182.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 92,8% . Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 57 dự án BOT với tổng mức đầu tư 167.819 tỷ đồng (toàn bộ là lĩnh vực đường bộ). Có thể nói giai
0 20 40 60 80 100 120 140
BOT (118 DA) BT (99DA) BOT kết hợp
BT (1DA)
đoạn này là giai đoạn Bộ GTVT đã ký kết được số lượng hợp đồng BOT nhiều nhất tập trung vào các dự án xây dựng đường bộ, làm diện mạo về hạ tầng giao thông vận tải nước ta có những thay đổi rõ rệt.
Về cơ cấu nguồn vốn thu hút được: [15]
Việc thu hút đầu tư tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng tầng nói chung và đầu tư cho các dự án đường bộ nói riêng trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn trong nước (trong nhiều trường hợp là các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng quốc doanh).
Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài có khả năng về nguồn cung vốn và thời hạn vay tốt hơn so với mặt bằng trong nước. Tuy nhiên thực tiễn triển khai các dự án BOT giao thông đường bộ trong thời gian qua cho thấy các tổ chức tín dụng nước ngoài đều yêu cầu các cơ chế bảo lãnh rủi ro về lưu lượng, doanh thu chuyển đổi ngoại tệ, quy hoạch.... trong khi cơ chế, chính sách và nguồn lực để bảo lãnh các rủi ro nêu trên ở nước ta còn chưa sẵn sàng. [15-27]
Bên cạnh những gam màu sáng, bức tranh BOT đường bộ đã bộc lộ nhiều bất cập như: chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu, buông lỏng quản lý, công tác quyết toán, giải phóng mặt bằng còn khó khăn kéo dài, chưa thực hiện đúng các quy định về tín dụng, bất cập trong lựa chọn tuyến đường thực hiện dự án, bất cập trong hình thức lựa chọn nhà đầu tư... Giai đoạn 2017-2018, hàng loạt dự án BOT khi thu phí gặp phải sự phản đối của người dân.