Một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa mang đa gen kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn lọc các dòng lúa mang gen kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử (Trang 50 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá các cá thể BC3F2 mang gen kháng bạc lá bằng chỉ thị phân tử

4.5.1. Một số đặc tính hình thái của các cá thể lúa mang đa gen kháng

4.8. Một số đặc điểm hình thái của các cá thể lúa mang đa gen kháng

(Vụ Mùa 2019) Tên cá thể A14 A19 A23 A24 A27 A29 TBR225

Bảng số liệu cho thấy: Các cá thể thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm giống ngắn ngày, tương đương thời gian sinh trưởng của giống TBR225 (105-108 ngày). Chiều cao cây của các cá thể mang đa gen dao động từ 110,5 – 114cm. Cá thể A14 có chiều cao cây thấp nhất (110cm), 5 cá thể còn lại có chiều cao cây tương đương chiều cao cây của giống lúa đối chứng TBR225 (112 - 114cm). Các cá thể thí nghiệm có chiều dài bông dao động từ 24 - 28cm. Cao nhất là cá thể lúa A19 (28cm), thấp nhất là cá thể A14 (24cm). Các cá thể lúa A23, A24 và A27 có chiều dài bông tương đương của bông của giống TBR225. Trong 6 cá thể lúa nghiên cứu, cá thể A14 và A23 có chiều dài cổ bông tương đương chiều dài cổ bông của giống lúa TBR225. Các cá thể còn lại có chiều dài cổ bông quá thấp như cá thể A24, A27 và A29 (chiều dài cổ bông lần lượt là 0,1 và 0,5cm) hoặc quá cao như cá thể A19 (7,2cm). Các cá thể lúa thí nghiệm đều có độ cứng cây tương đương giống đối chứng (điểm 1). Về màu sắc hạt thóc, qua số liệu quan sát cho thấy chỉ có cá thể A19 có màu sắc hạt thóc là vàng đậm, các cá thể còn lại đều có màu sắc hạt thóc là vàng sáng tương đương màu sắc hạt thóc của giống đối chứng TBR225.

4.5.2. Kết quả đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

Cũng như tất cả các cây trồng khác trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và có ý nghĩa quyết định tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa. Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của 1 giống lúa. Khả năng cho năng suất của một giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: số nhánh hữu hiệu, số hạt chắc/bông, tỉ lệ % lép, KL100 hạt.

Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suấtcủa cá thể lúa thí nghiệm của cá thể lúa thí nghiệm

STT Cá thể 1 2 3 4 5 6 7 LSD0.05

Quan sát bảng số liệu ta thấy số nhánh hữu hiệu của các cá thể lúa biến động từ 4,0- 5,7 dảnh. Cá thể có số nhánh thấp nhất là cá thể A24 và A19 (khoảng 4 nhánh) và cá thể có số nhánh cao nhất là cá thể A27. Các cá thể có số nhành hữu hiệu tương đương giống đối chứng TBR225 (4,6 nhánh) là các cá thể A14, A23 và A29 (4,5 - 4,8 nhánh).

Số hạt chắc/bông ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kì quyết định bắt đầu hình thành số hạt chắc/bông bắt đầu từ thời kì phân hóa đòng đến cuối thời kì vào chắc (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Số hạt chắc/bông của các dòng lúa triển vọng biến động từ 142 – 175 hạt. Trong đó, dòng có số hạt chắc/bông cao nhất là A23 (175 hạt) tương đương giống đối chứng TBR225 (172,7 hạt), cá thể có số hạt chắc/bông thấp nhất là cá thể A14 (142 hạt).

Khối lượng 1000 hạt cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, khối lượng 1000 hạt tương đối ổn định theo từng giống lúa, ít bị ảnh hưởng do chế độ chăm sóc, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại. Khối lượng 1000 hạt của các cá thể lúa thí nghiệm biến động từ 22,3 - 24,5 gam. Cá thể có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là cá thể A19 và A27. Cá thể A23, A24 và A29 có khối lượng 1000 hạt tương đương khối lượng 1000 hạt của giống lúa TBR225 (23-24 gam).

Năng suất thực thu đánh giá tương đối chính xác về đặc điểm di truyền cũng như mức độ thích nghi của các giống trong điểu kiện trồng trọt cụ thể. Giống có tiềm năng cho năng suất cao chỉ có thể phát huy trong một điều kiện sinh thái nhất định, chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao hơn. Số liệu đánh giá năng suất thực thu của các cá thể lúa thí nghiệm dao động từ 14,1 – 18,2 gam/khóm. Cá thể có năng suất thấp nhất là dòng A24, các cá thể có năng suất cao là A23 và A29 (17,5 và 18,2 gam/khóm tương đương năng suất của giống đối chứng TBR225 (17,4 gam/khóm).

Như vậy số liệu quan sát và đánh giá về các đặc điểm nông, sinh học chính của các 6 cá thể mang đa gen kháng bệnh bạc lá cho thấy A23 và A29 có nhiều đặc điểm nông học chính giống với giống lúa đối chứng TBR225

Yếu tố di truyền, lai tạo sẽ chi phối chiều dài, chiều rộng của hạt thóc. Chiều dài hạt thóc là là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng của môi trường và được điều khiển bởi đa gen. Kết quả đánh giá về chỉ tiêu thương phẩm hạt thóc của các cá thể lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thương phẩm hạt thóc của cá thể lúa trong thínghiệm (Vụ Mùa 2019) nghiệm (Vụ Mùa 2019) STT 1 2 3 4 5 6 LSD 0,05%

Số liệu ở bảng cho thấy các cá thể lúa thí nghiệm đều có hình dạng thon dài như giống đối chứng. Chiều dài hạt thóc có sự biến động từ 6,4- 6,9mm, chiều rộng hạt thóc dao động từ 2,0 - 2,3mm. Tỉ lệ dài/rộng hạt thóc dao động từ 3,00- 3,2.

Như vậy số liệu quan sát và đánh giá về các đặc điểm nông, sinh học chính của các 6 cá thể lúa mang đa gen kháng bệnh bạc lá cho thấy A23 và A29 có nhiều đặc điểm nông học chính giống với giống lúa đối chứng TBR225.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chọn lọc các dòng lúa mang gen kháng bệnh bạc lá bằng chỉ thị phân tử (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w