Phân tích phương sai ANOVA, hệ số biến động CV%, sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD0,05%, phân tích đồng hình (UPGMA), chỉ số chọn lọc.
Phần mềm sử dụng IRRISTAT ver 5.0, chương trình NTsyspc ver 2.0 và chương trình thống kê sinh học của Nguyễn Đình Hiền,1995.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN CÁ THỂ BC3F1 MANG GEN KHÁNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
Dòng TBR225 và 19 cá thể được chọn lọc từ tổ hợp lai TBR225 x IRBB64 thế hệ BC3F1 được sử dụng phân tích PCR với các chỉ thị MP1-2, RM6320, P3, pTA248 để sàng lọc các dòng mang gen kháng bệnh bạc lá: Xa4, xa5, Xa7, Xa21
- Sàng lọc các cá thể mang gen kháng bệnh bạc lá Xa21
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị pTA248 để xác định sự có mặt của gen kháng Xa21 trên 19 cá thể lúa nghiên cứu. Dòng IRBB64 mang gen kháng bạc lá, IR24 là dòng chuẩn nhiễm và TBR225 là dòng đối chứng, các cá thể lúa được chọn lọc từ tổ hợp lai TBR225 x IRBB64, thế hệ BC3F1 được sử dụng phân tích PCR với chỉ thị pTA248.
Sản phẩm PCR sau đó được điện di trên gel agarose 2,5%. Kết quả phân tích PCR cho thấy các dòng lúa đưa vào phân tích đã cho sản phẩm PCR rõ ràng.
Hình 4.1. Sản phẩm PCR cuả các cá thể BC3F1 với mồi pTA248 liên kết với gen Xa21
(Từ trái qua phải: Thang ADN chuẩn 1kb; TBR225; IRBB64; các cá thể BC3F1 TBR225/IRBB64 kí hiệu từ 1-19)
19 cá thể xuất hiện 2 vạch băng: 1 vạch băng trùng với vạch băng của dòng mang gen kháng IRBB64 và 1 vạch băng trùng vạch băng của dòng không mang gen TBR225, chứng tỏ các dòng này mang gen Xa21 ở trạng thái dị hợp.
- Sàng lọc các cá thể mang gen kháng bệnh bạc lá Xa7
Chỉ thị P3 đã được sử dụng để xác định sự có mặt của gen kháng Xa7 trên các dòng lúa nghiên cứu. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 2,5%. Kết quả phân tích PCR đã cho sản phẩm PCR rõ ràng.
Hình 4.2. Sản phẩm PCR của các cá thể BC3F1 với mồi P3 liên kết với gen
Xa7
(Từ trái qua phải: Thang ADN chuẩn 1kb;IR24; TBR225; IRBB64; các dòng BC3F1 TBR225/IRBB64 kí hiệu từ 1-19)
Các cá thể số 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 xuất hiện 2 vạch băng: 1 vạch băng trùng với vạch băng của dòng mang gen kháng IRBB64 và 1 vạch băng trùng vạch băng của dòng không mang gen TBR225, chứng tỏ 6 dòng này mang gen Xa7 ở trạng thái dị hợp. Các cá thể số 1, 2, 3 có 1 vạch băng trùng vạch băng của các dòng không mang gen TBR225, chứng tỏ 3 cá thể này không mang gen kháng bệnh bạc lá Xa7.
- Sàng lọc các cá thể mang gene kháng bệnh bạc lá Xa4
Đề tài đã sử dụng chỉ thị MP1-2 để xác định sự có mặt của gene kháng Xa4
trên 19 cá thể lúa nghiên cứu. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 2,5%.
Hình 4.3. Sản phẩm PCR cúa các cá thể BC3F1 với mồi MP1-2 liên kết với gen Xa4
(Từ trái qua phải: Thang ADN chuẩn 1kb; TBR225 và IRBB64; các cá thể BC3F1 TBR225/IRBB64 kí hiệu từ 1-19)
Sản phẩm PCR cho thấy 19 cá thể có 1 vạch băng trùng với vạch băng của dòng mang gen kháng IRBB64 và 1 vạch băng trùng vạch băng của dòng không mang gen TBR225, chứng tỏ 19 cá thể này mang gen Xa4 ở trạng thái dị hợp.
- Sàng lọc các cá thể mang gene kháng bệnh bạc lá xa5
Chỉ thị RM6320 đã được sử dụng để xác định sự có mặt của gene kháng
xa5 trên các dòng lúa nghiên cứu. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 2,5%. Kết quả phân tích PCR đã cho sản phẩm PCR rõ ràng.
Hình 4.4. Sản phẩm PCR của các cá thể BC3F1 với mồi RM6320 liên kết với gen xa5
(Từ trái qua phải: Thang ADN chuẩn 1kb; TBR225; IRBB64; các cá thể BC3F1 TBR225/IRBB64 kí hiệu từ 1-19)
Sản phẩm PCR cho thấy 19 cá thể có: 1 vạch băng trùng với vạch băng của dòng mang gen kháng IRBB64 và 1 vạch băng trùng vạch băng của dòng không mang gen TBR225, chứng tỏ 19 cá thể này mang gen xa5 ở trạng thái dị hợp.
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả đánh giá bằng chỉ thị phân tử các cá thể BC3F1 TBR225 x IRBB64
STT
1 3
Tổng
Kết quả tổng hợp đánh giá bằng chỉ thị phân tử 19 cá thể BC3F1 TBR225/IRBB64 ở bảng 4.1 cho thấy cả 19 cá thể đều mang gen kháng bệnh bạc lá. Chọn được 16 cá thể mang cả 4 gen kháng bệnh bạc lá hữu hiệu (Xa4, xa5, Xa7 và Xa21) ở trạng thái dị hợp tử.