Trƣớc đây ở châu Âu cũng có dùng sừng hƣơu nai làm thuốc, nhƣng sau vì hiếm, khó tìm và có những vị khác thay thế đƣợc cho nên không dùng nữa.
LỘC NHUNG
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Ban long châu (Đạm Liêu Phƣơng), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Họ khoa học:
Họ Hƣơu (Cervidae).
Mô tả:
Lộc nhung là nhung (sừng non) của hƣơu đực (Lộc) [Cervus Nippon Temminck] hoặc con nai (Mê) [Cervus Unicolor Cuv.] đƣợc chế biến thành.
Hai loại hƣơu và nai đều thuộc ngành động vật có xƣơng sống (Vertebrata), lớp có vú (Mamalia), bộ Quốc chẵn (Arliodactyla), họ Hƣơu (Cervidae).
Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm.
Mặt ngoài phủ đầy lông tơ mầu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạch máu. Sừng non mềm và sờ mịn nhƣ nhung (vì vậy gọi là Lộc nhung).
Thu hái:
Chỉ có hƣơu đực mới có sừng.
Từ 2 tuổi trở đi, hƣơu nai đực bắt đầu có sừng nhƣng phải từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung mới tốt và mới thu hoạch đƣợc .
Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hƣơu nai cũ sẽ rụng đi và vào mùa xuân năm sau sẽ mọc lại sừng khác.
* Có loại hƣơu nai cho 2 lần nhung 1 năm.
Lần cắt nhung thứ nhất tiến hành 40 - 50 ngày sau tiết thanh minh (khoảng tháng 2-3 âm lịch). Lần thứ 2 khoảng 50 - 60 ngày sau lần cắt thứ nhất ( trƣớc hoặc sau ngày lập thu - tháng 5- 6).
Phần dùng làm thuốc:
Lộc non của sừng.
Bào chế:
+ Dùng dây trói hƣơu, treo cao khỏi mặt đất. Dùng cƣa, cƣa thật nhanh vào gần sát đế sừng. Nhặt bỏ các chất bẩn bao quanh nhung đi, sau đó, lấy dây buộc chặt phần đầu cƣa lại. Cho đầu nhung cắt vào nồi nƣớc sôi 3-4 lần , mỗi lần 15-20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Thƣờng khoảng 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hôm sau lại làm nhƣ vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong vòng 2-3 giờ rồi lấy ra. Làm nhƣ vậy 2-3 lần cho thật khô là đƣợc (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Đốt cháy lông tơ, lấy mảnh thủy tinh cạo sạch rồi tẩm rƣợu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Cƣa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Nhung cắt đƣợc cần chế biến ngay vì với máu và chất thịt để lâu có thể bị thối rữa và có giòi bọ. Đem cặp nhung ngâm vào rƣợu 1 đêm. Khi ngâm chú ý để chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rƣợu. Hôm sau, rang
cát cho vừa, đổ vào 1 cái ống, ở giữa để cặp nhung (để chỗ cắt lên phía trên). Khi cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rƣợu cho rƣợu thấm vào. Làm nhƣ vậy cho đến khi sừng khô. Cất đi để dùng. Hoặc chỉ tẩm rƣợu vào nhung rồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rƣợu và lại sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt là đƣợc. Việc chế biến đòi hỏi khoảng 2-3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g khi khô chỉ còn chừng 250g. Tuy nhiên khi chế biến nếu không cẩn thận nhung có thể bị nứt, máu chảy ra hết, giá trị làm thuốc sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Thành phần hóa học:
Trong Lộc nhung có đến 25 loại Acid Amin, Calci Phosphat, Calci Carborat, chất keo, Oestrogen, Testosteron và 26 loại nguyên tố vi lƣợng nhƣ Cu, Fe, Zn, Mg, Cr, Br, Coban, Kiềm... (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Pavelenco (Liên xô) lấy từ nhung các loại hƣơu nai ở Xiberi 1 số chất nội tiết gọi là ‗Lộc Nhung Tinh‘ (Pantocrin), rồi chế thành thuốc uống hoặc tiêm mang tên Pantocrin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Glycine, Lysine, Arginine, Aspartic acid, Glutamic acid, Proline, Alanine, Leucine (Phạm Ngọc Lâm, Trung Thảo Dƣợc Thông Báo 1979, (8): 4).
+ Cholesteryl myristate, Cholesteryl oleate, Cholesteryl palmitate, Cholesteryl stearate, p- Hydroxybenzaldehyde, Cholesterol, Cholest-5-en-3b-ol-7-one (Hattori M và cộng sự, Sinh Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Ban] 1989, 43 (2): 173).
+ Sphingomyelin, Ganglioside (Phan Lân Sĩ, Phúc Kiến Y Dƣợc Tạp Chí, 1980, 2: 64). + Estradiol (Kim Thuận Đơn, Thụ Sản Khoa Học Thực Nghiệm 1979, (4): 24).
Tác dụng dược lý:
+ Báo Y Học Liên Xô tháng 2-1954, Rexetnikova A.D giới thiệu tác dụng của Lộc nhung nhƣ sau:
. Lộc nhung có tác dụng tốt đối với toàn thân, nâng cao năng lƣợng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thƣơng, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hƣởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
. Liều lƣợng khác nhau của Lộc nhung có tác dụng khác nhau đối với mạch máu tim: liều cao gây hạ huyết áp, biên độ co bóp của tim tăng, tim đập nhanh, lƣợng huyết do tim phát ra cũng tăng lên .
1- Tác Dụng Đối Với Tim Mạch: Theo loại nhung của Tây bá lợi á, lấy ra chất ‗Lộc Nhung Tinh‘ (pantocrinum), dùng liều cao có thể làm hạ huyết áp, tăng lƣu lƣợng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, làm cƣờng tim. Trên thực nghiệm còn thấy có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
2- Tác Dụng Cƣờng Tráng: Lộc nhung tinh có tác dụng nhƣ kích thích tố sinh dục, làm tăng nhanh thể trọng và chiều cao của chuột bạch thí nghiệm và tử cung của chuột cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xƣơng và làm vết thƣơng chóng lành (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
3- Tác Dụng Chống Loét: Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
4- Tác Dụng Tổng Thể: Lộc nhung tinh có tác dụng cƣờng tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dƣỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lƣợng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trƣờng nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lƣới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dƣợc Học).
Độc Tính:
+ Thuốc không độc. Bơm đến 40g/kg thuốc vào dạ dầy chuột vẫn không gây chết (Trung Dƣợc Dƣợc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Không đo đƣợc liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thƣờng gặp là rối loạn tiêu hóa, da ửng đỏ, ngứa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Trung Dƣợc Dƣợc Lý Dữ Lâm Sàng).
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính ôn (Bản Kinh).
+ Vị chua, tính hơi ôn, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc (Bản Thảo Mông Thuyên). + Vị ngọt, tính ôn (Trung Dƣợc Học).
+ Vị ngọt, mặn, tính ôn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Vị ngọt, tính ôn (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Thận (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải).
+ Vào kinh thủ quyết âm (Tâm bào), Thủ thiếu âm (Tâm), Túc thiếu âm (Thận), Túc quyết âm [Can] (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Thận, Can, Tâm và Tâm Bào (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). + Vào kinh Can, Thận (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Can, Thân, Tâm, Tâm bào (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
* Tác dụng chủ trị:
+ Ích khí, cƣờng khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh). + Dƣỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hƣ lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lƣng và thắt lƣng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bƣớu máu, tán sỏi đƣờng tiểu, ung nhọt, nóng trong xƣơng (Danh Y Biệt Lục).
+ Bổ cho nam giới bị lƣng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nƣớng lên uống với rƣợu, lúc đói] (Dƣợc Tính Luận).
+Bổ hƣ, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nƣớng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sinh tinh, bổ tủy, dƣỡng huyết, ích dƣơng, làm mạnh gân xƣơng. Trị hƣ tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hƣ lỵ... Toàn thân con hƣơu đều bổ dƣỡng cho con ngƣời (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nƣớc đậu không vỡ, tiêu chảy, ngƣời gìa Tỳ Vị hƣ hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thƣờng (Bản Thảo Sơ Yếu).
+ Tráng nguyên dƣơng, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cƣờng gân cốt. Trị hƣ lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lƣng gối đau, liệt dƣơng, hoạt tinh, tử cung hƣ lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
Liều dùng:
Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 - 4g.
Kiêng kỵ:
+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Thận hƣ có hỏa: không nên dùng. Thƣợng tiêu có đờm nhiệt hoặc Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hƣ hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Ngƣời âm hƣ hỏa vƣợng: không dùng (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).
+ Trong ngƣời có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lƣng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dƣới hàn: Lộc nhung, Đƣơng quy (đều tẩy rƣợu). Lƣợng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nƣớc cơm (Hắc Hoàn - Tế Sinh Phƣơng).
+ Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hƣ yếu: Lộc nhung (chƣng rƣợu), Phụ tử (bào) đều 40g. Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khƣơng 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang - Thế Y Đắc Hiệu Phƣơng). + Trị hƣ yếu, liệt dƣơng, da mặt không tƣơi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20- 40g. Ngâm rƣợu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu - Phổ Tế Phƣơng).
+ Trị Thận dƣơng bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dƣơng, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lƣng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn - Trung Dƣợc Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dƣơng hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đƣơng quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rƣợu ấm (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị liệt dƣơng, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rƣợu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nƣớc sắc 20g Dâm dƣơng hoắc (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị tủy hƣ yếu, chân tay mềm, xƣơng mềm, trẻ nhỏ phát dục kém, châm mọc răng, chậm biết đi: Lộc nhung 1g, Ngũ gia bì, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g, Thục địa 16g, Xạ hƣơng 0,1g. tán bột. Trộn với mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-12g (Địa hoàng Hoàn Gia Vị - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).
+ Trị tiêu chảy do Thận hƣ: Trƣơng Quế Bảo dùng dung dịch Lộc Nhung Tinh tiêm bắp, mỗi ngày hoặc cách nhật tiêm liền 2 lần. Trị 16 trƣờng hợp, có kết quả: 03, khỏi: 12, không khỏi: 01 ( Tạp Chí Trung Y Dƣợc Cát Lâm 1985, 2:22).
+ Trị liệt dƣơng: Từ Khả Phúc dùng Lộc Nhung Tinh thủy châm các huyệt Khí hải, Quan nguyên, Trung cực, Khúc cốt, Túc tam lý, mỗi huyệt 0,5ml, huyệt Mệnh môn 1ml, cách 1 ngày tiêm 1 lần. Mỗi liệu trình 15 lần (Có kết hợp uống thêm Trung dƣợc theo biện chứng). Điều trị 42 trƣờng hợp, có kết quả tốt (Tạp Chí Trung Y Triết Giang 1983, 11:498).
+ Trị rốí loạn dẫn truyền nhĩ thất: Thái Tố Nhân dùng Lộc nhung tinh tiêm bắp mỗi ngày 2ml, một liệu trình là 25-30 ngày. Trị 20 ca, có kết quả 85% (Tạp Chí Y Học Triết Giang 1988, l: 22).
Tham khảo:
+ " Mã lộc tủy (tủy của hƣơu) hoặc Mai hoa lộc tủy: trị nam giới và nữ tử bị thƣờng trung tuyệt mạch, gân cơ đau cấp, ho nghịch [dùng rƣợu hòa uống](Danh Y Biệt Lục).
+ Ngọc hành và tinh hoàn của hƣơu đực có tác dụng bổ trung, yên ngũ tạng, tráng dƣơng khí, ngâm rƣợu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng lƣng đau, Thận hƣ, tai ù, liệt dƣơng, tử cung lạnh, vô sinh." (Danh Y Biệt Lục).
+ Toàn thân con hƣơu đều bổ dƣỡng ngƣời, nấu, chƣng, sấy khô, ngâm rƣợu uống đều tốt (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Lộc huyết: đại bổ hƣ tổn, ích khí huyết, giải ôn độc, dƣợc độc, dùng tốt đối với các chứng hƣ tổn, lƣng đau, hồi hộp, mất ngủ, phế nuy, thổ huyết, băng trung, đái hạ (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Lấy não và tủy sống của Lộc nấu thành cao, mỗi ngày dùng 40g, thêm mật 80g, luyện đều, cho vào hũ sành bịt kín, dùng làm thuốc tƣ bổ rất tốt (Bản Thảo Cƣơng Mục).
+ Lộc Thai bổ dƣỡng chân khí (thiên chân) là thuốc tốt để tƣ ích thiếu hỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh, sinh con, tƣ huyết hƣ, tinh tổn, băng lậu, đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán hoặc nấu cao uống (Bản Thảo Tân Biên).
+ Tính con Hƣơu dâm mà không suy yếu, sƣng của nó chƣa đầy vài tháng đã lớn và dài nặng đến một hai chục cân, sinh trƣởng lạ lùng, không có cái gì hơn nó. Vì tính nó nhiệt, sinh hóa không ngừng, khí hóa không đông đặc, cho nên nó có tác dụng bổ thận rất tốt (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).
+ Lộc nhung là vị thuốc cốt yếu để bổ huyết cũ, sinh huyết mới (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu). + " Những loại thuốc trợ dƣơng khác phần nhiều là táo nhƣng Lộc nhung mạnh mà không táo. Những vị thuốc hành khí phần nhiều là tán, Lộc nhung bốc lên nhƣng không tán. Những vị thuốc hành huyết khác phần nhiều là công, Lộc nhung bổ mà không công. Là thứ huyết nhục hữu tình, dùng để chữa hƣ tổn, gầy ốm hay hơn các loại thuốc khác. Toàn bộ tinh khí của hƣơu ở cả nơi sừng, dƣới gốc sừng liền với mạch Đốc, sừng hƣơu là loại sừng lớn nhất trong các loại thú, vì vậy có thể biết rằng mạch Đốc của hƣơu rất thịnh, có thể bổ đƣợc mạch Đốc của cơ thể con ngƣời . Mạch Đốc thông với Thận, lại ích đƣợc Thận.
Trong sừng đều có máu xuyên suốt, mạch Xung là bể của huyết (huyết hải), vì vậy có thể bổ dƣỡng đƣợc mạch Xung. Mạch Đốc và mạch Xung cả 2 đều đƣợc bổ nhƣ vậy là bổ cả khí lẫn huyết. Sừng hƣơu tính ôn, vì vậy càng trợ dƣơng, là 1 vật gồm nhiều công năng đặc thù. Lộc nhung là sừng non mới mọc của hƣơu, công hiệu bổ dƣơng ích huyết rất lớn. Lộc giác là sừng gìa của hƣơu đã trƣởng thành, có tác dụng bổ dƣơng ích khí, bồi thêm tinh tủy nhƣng hơi kém Lộc nhung. Lộc giác giao là sừng hƣơu cƣa cắt từng tấc một, cho nƣớc vào nấu lên, cô lại, nhỏ thành giọt tròn đông lại là đƣợc, là thuốc ôn bổ tinh huyết. Lộc giác sƣơng là sừng hƣơu cƣa cắt thành từng tấc một, cho vào hũ nhỏ, đổ nƣớc và rƣợu vào, lấy chậu đậy lại, đắp bùn kín rồi đặt vào trong đống cám, đốt lên để nung cho sừng mềm ra, lấy dao tre cạo sạch lớp sƣơng trắng đọng lại trên miếng sừng . Tinh huyết bị thiếu mà có thể hấp thu đƣợc chất béo bổ thì dùng loại cao, nếu chỉ có dƣơng hƣ mà không hấp thụ đƣợc tƣ bổ thì dùng loại sƣơng trắng (Lộc giác sƣơng). Gân hƣơu thì bổ gân cốt, ích khí lực. Thịt hƣơu chủ về bổ trung, ôn khí huyết " (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
+ Dùng Lộc nhung trị xƣơng gẫy giúp cho xƣơng mau liền. Trƣờng hợp mụn nhọt lở loét, dùng Lộc nhung có tác dụng làm lành chỗ loét (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).
Xuất xứ:
Bản Kinh.
Tên khác:
Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tƣớng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Đậu nị thảo, Trung ƣơng tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).
Tên khoa học:
Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bge.
Ephedra intermedia Schrenk et Mey.
Họ khoa học:
Họ Ma hoàng (Ephedraceae).
Mô Tả:
Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dƣới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ.
Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi trắng. Đốt ngắn hơn, thƣờng chỉ dài 1-3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra nhƣ Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn.
Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) cũng có đốt dài nhƣ Thảo ma hoàng, nhƣng đƣờng kính cành Trung ma hoàng thƣờng hơn 2mm, còn đƣờng kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm.
Địa lý:
Ma hoàng chƣa thấy có ở nƣớc ta, còn phải nhập ở Trung Quốc.
Thu hái, Sơ chế:
Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô.