LONG ĐỞM THẢO

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 7 docx (Trang 44 - 54)

Xuất xứ:

Thần Nông Bản Thảo.

Tên khác:

Lăng Du (Bản Kinh), Thảo Long Đởm, Sơn Lƣơng Đởm (Tục Danh), Đởm Thảo, Khổ Đởm, Quan Âm Thảo, Tà Chi ĐạiPhu, Tà Chi Đại Sĩ (Hòa Hán Dƣợc Khảo), Trì Long Đởm (Nhật Bản).

Tên khoa học:

Gentiana scabra Bunge.

Họ khoa học:

Mô Tả:

Loại cỏ sống lâu năm, cao 35-60cm. Thân rễ ngắn, rễ nhiều, có thể dài đến 25cm, đƣờng kính 1-3mm, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Thân mọc đứng, đơn độc hoặc 2-3 cành, đốt thƣờng ngắn so với chiều dài của lá. Lá mọc đối, không cuống, lá phía dƣới thân nhỏ, phía trên to, rộng hơn, dài 3-8cm, rộng 0,4-4cm. Hoa mọc thành chùm, không cuống, ở đầu cành hoặc ở kẽ những lá phía trên. Hoa hình chuông màu lam nhạt hoặc sẫm.

Địa lý:

Đa số phải nhập.

Thu hái, Sơ chế:

Thu hoạch mỗi năm vào tháng 8-12. Thứ đào vào cuối tháng 8 thì tốt hơn.

Bộ phận dùng:

Rễ. Rễ chùm, có nhiều tua nhỏ bằng chiếc tăm, mềm, sắc vàng đậm, thật đắng là tốt.

Mô tả dược liệu:

Long đởm đầu rễ nhỏ, bên dƣới có chùm, chừng vài chục rễ nhỏ, mọc thành cụm nhỏ dài thẳng hoặc hơi cong, dài 10-20cm, đƣờng kính 0,1-0,3cm, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu vàng, phần trên có vân vòng tròn nổi lên rất dầy, tòn bộ có đƣờng nhăn dọc. Chất dòn, dễ bẻ gẫy. Mặt cắt ngang chỗ gẫy hình tròn hoặc giống hình tam giác, mép cong, mầu trắng vàng hoặc nâu vàng, giữa ruột có mấy đƣờng gan lốm đốm hoa. Không mùi, vị rất đắng.

Bào chế:

+ Đào rễ đem về phơi râm. Khi dùng lấy dao bằng đồng cắt bỏ hết lông, thái nhỏ, tẩm nƣớc Cam thảo 1 đêm, phơi khô (Lôi Công Bào Chế Dƣợc Tính Giải).

+ Dùng dao bằng đồng cắt bỏ cuống, rửa rƣợu, phơi khô hoặc ngâm nƣớc Cam thảo 1 đêm, phơi khô, để dành dùng dần (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).

+ Bỏ cuống, dùng rễ, thái nhỏ, sao với rƣợu hoặc ngâm nƣớc Cam thảo 1 đêm, gạn nƣớc đi, phơi khô, để dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ Rửa sạch, phơi khô. Thái từng khúc ngắn 2-3cm (dùng sống). Tẩm rƣợu dùng có thể sao qua hoặc không sao] (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo.

Thành phần hóa học:

+Có Gentianine, Gentiopicrin, Gentianose (Trung Dƣợc Học).

+Có Glycozid đắng gọi là Gentiopicrin và chất đƣờng gọi là Gentianoza (Dƣợc Liệu Việt Nam).

+ Trong Long đởm có một Glucozit đắng chừng 25 gọi là Gentiapicrin C16H20O9 và một chất đƣờng gọi là Gentianoza C18H32O16 chừng 4%. Thủy phân Gentiapicrin ta sẽ đƣợc gentiagenin C10H10O4 và Glucoza. Gentianoza gồm hai phân tử Glucoza và một phân tử Fructoza (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với Vị Trƣờng: Liều thấp, Long đởm thảo uống trƣớc bữa ăn 1/2 giờ làm tăng dịch vị, nhƣng nếu dùng sau bữa ăn, ngƣợc lại, làm giảm dịch vị. Chất Gentiopicrin có tác dụng làm tăng dịch vị khi bơm trực tiếp vào dạ dày chó nhƣng uống hoặc tiêm tĩnh mạch thì không có tác dụng, điều này cho thấy nó có tác dụng trực tiếp. Long đởm thảo làm giảm thời gian chuyển vận đƣờng ruột của thỏ. Cho chuột dùng Long đởm thảo thấy không có sự thay đổi khẩu vị hoặc trọng lƣợng gì cả (Trung Dƣợc Học).

+Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, dịch tiêm Long đởm thảo có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thƣờng. Gentiopicrin có tác dụng mạnh đối với ký sinh trùng sốt rét (Trung Dƣợc Học).

+ Dùng nƣớc sắc Long đởm thảo hợp với thuốc Tây thông thƣờng Điều trị 23 cas viêm não B (11 cas nặng, 6 trung bình, 6 nhẹ) bằng nƣớc sắc Long đởm thảo, thay cho thuốc Tây thông thƣờng. Trong số này, có 15 cas nhiệt độ bình thƣờng vào ngày thứ 3, và chỉ có 1 cas có di chứng (Trung Dƣợc Học).

+ Theo Ebeling, Long đởm thảo có tác dụng phòng sự lên men, uống ít (nửa giờ trƣớc bữa ăn) có tác dụng kích thích sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm khỏa dạ dày, ngƣợc lại, uống sau khi ăn cơm hay uống quá nhiều, lại làm cho tiêu hóa kém sút, nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+ Theo Nội Điên Trang Thái Lang (Nhật Bản -1938), nghiên cứu tác dụng chất đắng của Long đởm thảo trên dạ dày nhỏ của chó thì thấy cho chó uống Long đởm thảo sự bài tiết dịch vị tăng tiến và lƣợng acid tự do cũng tăng hơn (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tính vị:

+Vị đắng, tính sáp, hàn, không độc (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển). +Vị đắng, tính hàn (Trung Dƣợc Học).

+Vị đắng, tính rất hàn (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+Vào kinh Can, Đởm, Bàng quang (Trung Dƣợc Học). +Vào kinh Can, Đởm (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Tác dụng:

+Tả Can hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển). +Thấm thấp nhiệt ở kinh Can, Đởm, tả thực hỏa ở Can (Trung Dƣợc Học).

Chủ trị: Trị các chứng thực hỏa ở Can nhƣ mắt sƣng đỏ đau, họng đau, sƣờn đau, miệng đắng, kinh giản do nhiệt tà ở Can Đởm bốc lên, trẻ nhỏ bị cam tích phát nhiệt, thấp nhiệt ở hạ tiêu làm cho bộ phận sinh dục nóng, ngứa.

Kiêng kỵ:

+Tỳ Vị hƣ, tiêu chảy: không dùng (Trung Dƣợc Học).

+Tỳ Vị hƣ hàn, tiêu chảy, không có thực hỏa: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu). Liều dùng: 4-12g.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+Trị trẻ nhỏ bị kinh giản nhập tâm, sốt cao, nóng trong xƣơng, sốt theo mùa, miệmg lở: Long đởm thảo, Bạch thƣợc, Cam thảo, Phục thần, Mạch môn, Mộc thông, sắc uống (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển).

+Trị chứng cốc đản: Long đởm thảo, Khổ sâm, Ngƣu đởm, sắc uống (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển).

+Trị thấp nhiệt làm tổn thƣơng phần huyết, vào đại trƣờng gây ra đi tiêu ra máu: uống nhiều Long đởm thảo sẽkhỏi (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển).

+Trị dạ dày đau, ăn uống khó tiêu, bụng đầy: Long đởm thảo 0,5g, Hoàng bá 0,5g, Sinh khƣơng 0,3g, Quế chi 0,3g, Hồi hƣơng 0,3g, Kê nội kim 0,5g, Sơn tra (sao cháy) 1g. Tán bột, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày (Dƣợc Liệu Việt Nam).

+ Trị Can Đởm có thực hỏa, mắt đỏ, mắt sƣng đau, miệng đắng, tai ù, hông sƣờng đau, gân yếu, sốt cao co giật, thận viêm cấp, bàng quang viêm cấp, túi mật viêm cấp do Can Đởm có thấp nhiệt: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Mộc hƣơng, Xa tiền tử, Đƣơng quy đều 12g, Sài hồ 8g, Cam thảo 4g, Sinh địa 16g. Sắc uống (Long Đởm Tả Can Thang - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

+ Trị sốt cao co giật: Long đởm thảo, Phòng phong, Thanh đại đều 12g, Câu đằng 8g, Hoàng liên 20g, Ngƣu bàng tử, Băng phiến, Xạ hƣơng đều 4g. Tán bột, làm hoàn, to bằng hạt lúa. Mỗi lần uống 5-10 viên với nƣớc sắc Kim ngân hoa (Lƣơng Kinh Hoàn - Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

+ Trị gan viêm cấp thể vàng da: Long đởm thảo 16g, Uất kim 8g, Hoàng bá 8g. Sắc uống (Lâm Sàng Thƣờng Dụng Trung Dƣợc Thủ Sách).

Tham khảo:

+ ―Long đởm thảo vị đắng, tính hàn, khí vị đều hậu, trầm mà giáng. Thuộc âm. Là thuốc của kinh túc quyết âm (Can) và thiếu dƣơng (Đởm). Dùng Long đởm thảo có 4 tác dụng: 1 là trừ phong thấp ở hạ bộ; 2 là trừ thấp nhiệt; 3 là trị từ rốn đến chân nặng, đau; 4 là trị hàn nhiệt cƣớc khí. Thuốc đi xuống, dùng Phòng kỷ tẩm rƣợu thì thuốc đi lên và đi ra ngoài. Dùng Sài hồ làm chủ, Long đởm làm sứ là thuốc trị bệnh về mắt (Trân Châu Nang).

+ ―Tƣớng hỏa ở tại Can Đởm, chỉ tả chứ không bổ. Dùng Long đởn\m để ích khí cho Can Đởm, tả tà nhiệt ở Can Đởm. Vì Long đởm rất đắng và rất hàn, nếu uống quá nhiều sẽ làm tổn

thƣơng Vị, làm cho khí thoát. Sách ‗Biệt Lục‘ cho rằng uống Long đởm thảo lâu ngày làm cho cơ thể nhẹ nhàng thì e rằng không thể tin đƣợc (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ ―Vị khí hƣ mà uống Long đởm thảo sẽ nôn, Tỳ khí hƣ mà uống Long đởm thảo thì sẽ tiêu chảy (Bản Kinh Phùng Nguyên).

+ ―Long đởm thảo vị rất đắng, tính rất lạnh, lạnh lắm, giống nhƣ mùa Đông giá rét, ảm đạm, điêu tàn. Ngƣời xƣa cho rằng vị đắng lạnh – tính khắc phạt, vì vậy dùng tạm thời mà không dùng lâu, giống nhƣ nhà vua không bỏ hình phạt cho nên mƣợn lấy đức, ý thật vô cùng. Nếu không phải là ngƣời khỏe mạnh, có bệnh thực nhiệt mà cho uống bừa bãi thì nhất định sẽ bị tổn hại…. Long đởm thảo, nếu tẩm rƣợu, dùng Sài hồ làm tá thì đi lên, chữa đƣợc tất cả các bệnh mắt đỏ đau, mắt có mộng, có màng, mây‖ (Dƣợc Phẩm Vậng Yếu).

+ ―Long đởm thảo, uống nhiều thì hại dạ dày. Đừng nên uống lúc bụng đói vì sẽ làm cho tiểu tiện không cầm đƣợc‖ (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Tự Điển).

―Nƣớc Long đởm đắng nhƣ nƣớc mật, vị lại rất đắng, tính rất hàn, dùng nhiều thì hại dạ dày, hơn nữa lại khó uống, phải cho thêm ít Cam thảo để làm dịu vị đắng. Long đởm thảo tẩm với rƣợu thì đi lên, đi ra ngoài phần biểu. Dùng Sài hồ làm chủ, Long đởm thảo làm sứ là thuốc cần dùng chữa bệnh về mắt (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

+ ―Long đởm thảo và Hoàng bá đều là vị thuốc đắng, tính hàn, dùng để thanh nhiệt, táo thấp, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Nhƣng Hoàng bá hay thanh hỏa ỏa Thận, có khả năng làm mạnh và chắc cho chân âm mà trừ hƣ nhiệt, thiên về dùng cho hạ tiêu, bệnh ở Thân, Bàng quang, Đại trƣờng. Long đởm thảo tả thực hỏa ở Can, Đởm, hay khứ hỏa để ổn định máu, trong điều trị, thiên về dùng cho Can Đởm, Bàng quang (Trung Dƣợc Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

Phân biệt:

Thƣờng nhầm với rễ Bạch vi: rễ này cứng, đen, không đắng. Ngƣời ta cũng dùng cả cây Thanh ngâm (Curanga amara, họ Hoa mõm chó) làm nam Long đởm thảo, cây này rễ trắng ngà, không có tua, chỉ giống Long đởm thảo ở chất đắng mà thôi (Phƣơng Pháp Bào Chế Đông Dƣợc).

Chú thích:

Ngoài vị Long đởm kể trên, trong đông y còn dùng nhiều loại Long đởm khác, những vị thuốc gần giống và gồm những rễ nhỏ. Nhƣng trong tây Y lại dùng một loài khác (Gentiana lutca L) có hoa màu vàng, rễ to hơn, thái thành từng miếng mỏng, có ngƣời dịch nhầm là Khổ sâm vì là thuốc bổ mà lại đắng.

Tất cả những cây này đều chƣa thấy ở nƣớc ta.

Rễ Lau, Vi Kinh….

+ Trong Lô căn có Protein 6%, các loại đƣờng 51%, Asparagin 0,1%, Arginin (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dƣợc).

+ In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Liên cầu khuẩn dung huyết Beta (Trung Dƣợc Học).

+ Lô căn vị ngọt, tính hàn, là thuốc thanh Phế, dƣỡng âm, sinh tân. Lô căn, Thạch hộc đều trị tân dịch bất túc nhƣng Lô căn dùng cho khí âm mới bị tổn thƣơng, sức tƣ dƣỡng yếu, không dễ bị tà khí lƣu lại, Thạch hộc là thuốc dùng cho phần âm, phần âm bị tổn thƣơng tƣơng đối nặng, sức tƣ dƣỡng mạnh, dùng không thích đáng sẽ dễ bị tà lƣu lại (Thực Dụng Trung Y Học).

Xuất xứ:

Dƣợc Tính Bản Thảo.

Tên khác:

Chân Lô Hội, Dƣơng Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tƣợng Hội, Tƣợng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lƣỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dƣợc Liệu Việt Nam).

Tên khoa học:

Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger.

Họ khoa học:

Họ Hành Tỏi (Liliaceae).

Mô Tả:

Cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nƣớc, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, dài 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm nhƣ hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Lô hội ở miền Bắc Việt Nam đƣợc trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.

Địa lý:

Trồng khắp nơi làm cảnh.

Thu hái, Sơ chế:

Hái lá quanh năm, cắt nhỏ lá, gĩa và ép lấy nƣớc. Để lắng 24 giờ, gạn nƣớc thu đƣợc đem cô ở ngoài nắng hoặc đun cho đặc.

Bộ phận dùng:

Nhựa cây đã chế biến. Lô hội dùng làm thuốc là những cục nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn. Tan trong rƣợu, hoàn toàn tan trong nƣớc sôi, vị đắng. Dùng loại khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát, không lẫn tạp chất là loại tốt. Loại của cây Aloe vera L. gọi là Lão Lô hội, loại của cây Aloe ferox Mill. Gọi là Tân Lô hội.

Mô tả dược liệu:

Lô hội là khói không nhất định, thƣờng vỡ tách ra hình nhiều góc lớn nhỏ khác nhau. Lão Lô hội thì mặt ngoài mầu nâu hồng hoặc nâu sẫm, mờ tối. Thể nhẹ, chất cứng, khó vỡ nát, chỗ gẫy sù sì hoặc có vân nhăn. Tân Lô hội mặt ngoài mầu nâu tối, xanh, sáng bóng. Thể nhẹ, chất xốp, dòn, dễ vỡ. Chỗ gẫy giống nhƣ thủy tinh và có lớp vân. Mùi hơi đặc biệt, vị rất đắng.

Bào chế:

+ Rạch 1 đƣờng giữa lá Lô hội tƣơi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1 chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội (Aloe vera gel). Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam (Aloès) màu nâu đen hoặc màu ánh lục.

+ Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nƣớc thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra, lọc bỏ tạp chất ở dƣới rồi hòa chung với thuốc uống.

+ Làm thuốc hoàn: thƣờng dùng nó làm hồ để viên hoặc làm áo ngoài viên thuốc.

Bảo quản:

Bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng vì gặp nóng nhựa sẽ chảy.

Thành phần hóa học:

+Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dƣợc Liệu Việt Nam).

+Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dƣợc Học).

+ Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991).

+ Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148). + Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).

+ Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).

Tác dụng dược lý:

+Tác dụng đối với Vị trƣờng: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trƣờng. Lô hội dùng thụt Đại trƣờng có tác dụng cũng nhƣ uống (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trƣờng gây xổ thƣờng kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trƣờng có tác dụng cũng nhƣ uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dƣợc).

+ Tác dụng đối với tim mạch: nƣớc sắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dƣợc Học).

+ Nƣớc ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dƣợc).

+ Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thƣ (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dƣợc). + Tác dụng chữa vết thƣơng và vết phỏng: nƣớc sắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn đƣợc thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nƣớc sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trƣờng hợp cho thấy Lô hội kháng đƣợc với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dƣợc Học).

+Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trƣớng (Trung Dƣợc Học).

+Liều nhỏ Lô hội giúp kích thích tiêu hóa (Liều thƣờng dùng: 0,5-1g), vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Liều cao, nó là vị thuốc tẩy mạnh nhƣng tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột gìa. Tùy theo liều dùng, có thể gây độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

+Lô hội liều cao 200-500mg nhựa khô (3-5 lá tƣơi) có tác dụng xỏ mạnh. Công năng xổ này là do các chất có nhân Anthraquinon của Lô hội có tính kích ứng đƣờng ruột, gây ra đau bụng quặn nên không tốt bằng các loại Muồng (Cassia) hoặc Tả diệp [Séné](Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23).

+Tác dụng kháng sinh: các nghiên cứu mới nhất chứng minh gel Lô Hội tƣơi có tính sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thƣơng khi bôi lên (Cuzzel 1986, David và cộng sự 1987, Rodriguez và cộng sự 1988, Hogan 1988). +Các Anthraquinon của các loại Aloe kết hợp đƣợc với các ion Calcium trong đƣờng tiểu thành hợp chất tan đƣợc để tống ra ngoài theo nƣớc tiểu (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 23). +Aloe vera gel có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông kết dịch rỉ (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 80: 24).

Tính vị:

+Vị đắng nhƣ mật (Bản Thảo Thập Di).

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 7 docx (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)